Thứ bảy 23/11/2024 01:00

Chuyên gia kinh tế: Điện khí LNG - phân khúc đầy hứa hẹn

Điện khí LNG là phân khúc đầy hứa hẹn trong những năm tới theo Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điện khí LNG là phân khúc đầy hứa hẹn trong những năm tới theo Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) nhờ tính ổn định trong sản xuất điện và khả năng gia tăng công suất dễ dàng thông qua nhập khẩu.

Khí LNG (Liquefied Natural Gas) là một nguồn năng lượng sạch, tiện ích, được sử dụng rộng rãi để sản xuất điện và đáp ứng nhu cầu năng lượng của các ngành công nghiệp khác nhau. Việt Nam hoàn toàn có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG.

Đáp ứng lâu dài nhu cầu về năng lượng của Việt Nam

Yêu cầu tìm nguồn điện sạch, ổn định lâu dài và hiệu quả kinh tế từ lâu đã trở thành mối quan tâm của ngành điện Việt Nam. Theo Nghị quyết 55/NQ-BCT của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam đã đặt mục tiêu phát triển nhanh chóng nhiệt điện khí LNG và ưu tiên phát triển hạ tầng nhập khẩu, phân phối LNG. Mục tiêu đặt ra là nhập khẩu 8 tỷ m3 LNG/năm vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 LNG/năm vào năm 2045.

Qua việc ưu tiên phát triển hạ tầng nhập khẩu và phân phối LNG, Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua và sử dụng điện khí LNG. Điện khí LNG cũng được nhìn nhận với những ưu điểm về đảm bảo cấp điện ổn định và giảm thiểu tác động đến môi trường. Vì vậy, Việt Nam đã triển khai việc gia tăng tỷ lệ điện khí LNG trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Việc triển khai các dự án điện khí LNG sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu năng lượng và phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.

PV GAS vừa ký kết xác nhận mua hàng (Confirmation Notice) với nhà cung cấp Shell để cung cấp chuyến LNG đầu tiên cũng đồng thời cũng là chuyến LNG đầu tiên mà Việt Nam nhập khẩu.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Nhu cầu năng lượng trong đó có nhu cầu tiêu thụ khí ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh nguồn cung cấp khí nội địa có giới hạn, nhập khẩu LNG đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia.

Đầu tiên, giúp đảm bảo nguồn cung cấp khí cho việc tiêu thụ trong ngắn hạn và dài hạn. Bằng cách nhập khẩu LNG từ các quốc gia có nguồn khí tự nhiên dồi dào, quốc gia có nhu cầu năng lượng có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và tránh các tình huống thiếu hụt năng lượng.

Thứ hai, việc nhập khẩu LNG cung cấp sự đa dạng hóa nguồn năng lượng. Thay vì phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp nội địa, việc nhập khẩu LNG cho phép mở rộng hệ thống nguồn năng lượng và giảm rủi ro thiếu hụt do một nguồn cung cấp duy nhất.

Thứ ba, việc nhập khẩu LNG cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế. Việt Nam có thể tận dụng các thỏa thuận thương mại để mua LNG với giá cạnh tranh từ các nhà cung cấp trên thị trường quốc tế. Điều này có thể giúp giảm chi phí năng lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và công nghiệp.

Hiện nay quy mô cung cấp, tiêu thụ khí của thị trường Việt Nam khoảng 8-10 tỷ m3/năm, tùy theo tình hình kinh tế xã hội từng năm. Trong khi nhu cầu sử dụng khí tiếp tục gia tăng theo sự tăng trưởng kinh tế, khả năng cung cấp khí từ khai thác các mỏ trong nước ngày càng suy giảm, nên dự báo sẽ thiếu hụt nguồn cung khí. Vì vậy nhập khẩu LNG để đảm bảo duy trì cung cấp cho các khách hàng hiện hữu (quan trọng nhất là các nhà máy điện khí) và phát triển các khách hàng mới là yêu cầu tiên quyết. LNG sẽ là giải pháp đáp ứng lâu dài nhu cầu về năng lượng của Việt Nam, đa dạng hóa nguồn năng lượng, đồng thời tăng tính linh hoạt trong việc quản lý cung cấp và sử dụng năng lượng.

Thị trường LNG thế giới có quy mô rất lớn khoảng hơn 409 triệu tấn/năm, trong đó hiện tại tổng tiêu thụ khí thiên nhiên của Việt Nam (đang sử dụng khí nội địa) tương đương khoảng 7 triệu tấn LNG/năm. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng LNG nhập khẩu từ thị trường thế giới luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường các ngành công nghiệp trong nước. Với đặc điểm ổn định về chất lượng linh hoạt về thời hạn (nhiều hình thức hợp đồng theo chuyến và định hạn) và nguồn cung gần như không giới hạn cùng với sự phát triển từng bước về cơ sở hạ tầng LNG nhập khẩu, LNG nhập khẩu sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, để có thể triển khai và thống nhất với các khách hàng đặc biệt là các nhà máy điện khi sử dụng nguồn cung khí LNG nhập khẩu cần có cơ chế phân bổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở pháp lý để bên bán khí và bên mua khí áp dụng vì với các nhà máy điện khi tiếp nhận nguồn LNG nhập khẩu sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn nhiên liệu chính ảnh hưởng đến giá thành phát điện và giá phát điện lên hệ thống điện quốc gia trong bối cảnh giá điện được quản lý và điều tiết bởi Nhà nước trên cơ sở luật giá đã được Quốc hội phê duyệt.

Việt Nam hiện đã xây dựng và phát triển hạ tầng cần thiết để nhập khẩu, sử dụng LNG

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), Việt Nam sắp tới sẽ phải xây dựng nhiều nhà máy điện khí LNGvà cảng nhập khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp tiên phong trong nước như PV GAS cũng đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ và sẵn sàng ký kết các thỏa thuận nhập khẩu LNG từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Malaysia, Qatar… khi có nhu cầu xác định.

PV GAS mới đây đã hoàn thành Dự án kho cảng LNG Thị Vải đạt tất cả yêu cầu kỹ thuật khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế. Kho LNG Thị Vải là kho LNG đầu tiên và có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay, có công suất của giai đoạn 1 là 1 triệu tấn/năm, sau đó mở rộng lên 3 - 6 triệu tấn/năm.

Kho cảng PV GAS Vũng Tàu vận hành liên tục, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng và duy trì nền văn hoá an toàn - chất lượng - hiệu quả

Kho LNG Thị Vải có khả năng tiếp nhận được tàu LNG trọng tải lên đến 100.000 tấn, với các hạng mục chính của giai đoạn 1 (gồm bồn chứa LNG có sức chứa 180.000 m3 và các thiết bị công nghệ được thiết kế theo các phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế…). Hệ thống sẽ bổ sung nguồn cung khoảng 1,4 tỷ m3 khí cấp cho các khách hàng tiêu thụ như: Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, các khách hàng công nghiệp, cũng như bù đắp một phần cho lượng khí thiếu hụt trong nước sau năm 2023.

Kho cảng LNG Thị Vải sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung cấp khí tái hóa cho các hộ tiêu thụ khí, trong đó có chuỗi Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, khách hàng công nghiệp. Cùng với việc đầu tư kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ với tổng công suất dự kiến khi hoàn thành lên đến 10 triệu tấn LNG/năm mà PV GAS là đồng chủ sở hữu với tỷ lệ góp vốn chiếm đa số, cơ sở hạ tầng về LNG của PV GAS sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu năng lượng cho khu vực Nam Bộ trong tương lai.

Đặc biệt, PV GAS cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện nay được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG.

Tuy nhiên, để hỗ trợ việc nhập khẩu LNG một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn an ninh năng lượng của quốc gia, Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý và chính sách ổn định liên quan đến việc nhập khẩu LNG. Điều này bao gồm việc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, quy định về quy trình nhập khẩu, vận chuyển, tồn trữ và phân phối LNG phù hợp với đặc thù của kinh doanh LNG thế giới, cũng như quy định về an toàn, bảo vệ môi trường và quản lý rủi ro.

Đồng thời đặt mục tiêu và áp dụng các chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và bền vững, trong đó có nhập khẩu LNG. Điều này có thể bao gồm việc ưu tiên đầu tư vào các dự án phát triển nguồn năng lượng sạch, thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về tăng cường hiệu suất năng lượng, và khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất và sử dụng LNG.

Ngoài ra, cần đặt sự an toàn và an ninh lên hàng đầu trong việc nhập khẩu LNG. Điều này bao gồm việc xây dựng các tiêu chuẩn và quy định về an toàn và bảo vệ môi trường, đảm bảo các quy trình và thiết bị an toàn, kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển và lưu trữ LNG, và nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp và sự cố.

Đặc biệt, đối với việc cấp bổ sung nguồn khí LNG cho sản xuất điện, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn PVN/PV GAS, EVN và chủ đầu tư các nhà máy điện về cơ chế sử dụng LNG tái hóa cho sản xuất điện, trong đó quan trọng nhất là cơ chế chuyển ngang nghĩa vụ bao tiêu từ hợp đồng mua LNG sang hợp đồng bán điện.

Cuối cùng, để đảm bảo tương lai bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, phát triển thị trường khí LNG theo hướng bền vững, Chính phủ cần đề xuất có các cơ chế ưu đãi về thuế suất nhập khẩu, công trình khí LNG… qua đó giúp giải quyết nhu cầu năng lượng sạch, ổn định và giá cả cạnh tranh phục vụ cho đất nước cũng như nền kinh tế đang trên đà phát triển.

Hoàng Hưng
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế