Chuyên gia kinh tế: Cần phối hợp giữa các bộ, ngành để giải bài toán xăng dầu

Những nỗ lực của Bộ Công Thương góp phần quan trọng trong bình ổn thị trường xăng dầu, khẳng định của PGS, TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân).
Họp báo Bộ Công Thương quý III/2022: Bộ Công Thương cung cấp thông tin về xăng dầu, biểu giá bán lẻ điện

Thưa chuyên gia, ông nhìn nhận thế nào về vai trò của các bộ ngành hữu quan trong công tác điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua?

Ở nước ta xăng dầu là mặt hàng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính đặc thù. Việc bình ổn giá xăng dầu riêng và thị trường xăng dầu nói chung trong điều kiện bình thường cũng như trong điều kiện biến động đột ngột của thị trường xăng dầu thế giới luôn là công việc cần đến sự phối hợp của nhiều cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước cũng như lực lượng Quản lý thị trường, cơ quan quản lý địa phương.

Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương ở đây có thể nói đã được quy định rất rõ trong Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ cũng như Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 1/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Nói khác đi, trách nhiệm với thị trường xăng dầu là trách nhiệm của nhiều bộ ngành hữu quan đã được Chính phủ quy định một cách cụ thể.

Điều cần nói ở đây là sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương một mặt cần đồng bộ để bảo đảm giữ bình ổn giá, một mặt cần bảo đảm tính kịp thời.

Như đã nói ở trên, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất cũng như đời sống của người dân thế nên nếu không có được sự phối hợp đồng bộ có thể tạo ra những hệ quả gây bất ổn, làm tăng nguy cơ lạm phát cũng như phá vỡ mục tiêu kiềm chế lạm phát đã được Quốc hội đề ra, đồng thời làm tăng các lãng phí xã hội.

Thực tế của thị trường xăng dầu thời gian qua cho thấy công tác điều hành cũng như phản ứng chính sách cần nhanh hơn, linh hoạt hơn, tránh cho được việc triển khai một số chính sách lẽ ra cần nhanh chóng song thực tế lại rất chậm. Cùng đó các bộ ngành phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Chuyên gia kinh tế: Cần phối hợp giữa các bộ, ngành để giải bài toán xăng dầu
PGS, TS. Nguyễn Thường Lạng

Chuyên gia đánh giá như thế nào về vai trò của Bộ Công Thương trong công tác điều hành quản lý thị trường xăng dầu thời gian vừa qua?

Theo tôi, thời gian qua, đặc biệt trong thời gian cao điểm của dịch bệnh COVID-19, với vai trò điều hành quản lý của mình, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng tham mưu cho Chính phủ liên quan đến công tác điều hành thị trường, giá xăng dầu và kế hoạch huy động, quản lý nguồn cung tập trung. Những nỗ lực này đã có được kết quả và có thể nói sẽ tiếp tục có những kết quả tốt.

Một điều cũng rất cần được nói ở đây là Bộ Công Thương đã đóng vai trò quan trọng trong kết nối và khai thác đóng góp của các cơ quan, đồng thời có những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp tình hình. Các nỗ lực và cố gắng lớn đó đã đem lại kết quả nhanh chóng.

Điều cần nhấn mạnh ở đây là Bộ Công Thương là cơ quan đóng vai trò tiên phong và đầu mối kết nối và tập hợp cũng như thường trực đối diện với những biến động bất định, khó lường của thị trường xăng dầu thế giới.

Cũng cần nói thêm là việc điều hành giá xăng dầu đạt được mục tiêu đề ra. Theo đó giá xăng dầu được khống chế cho nên không gây tăng giá cả cho các mặt hàng khác. Đây là điểm quan trọng trong công tác ổn định giá chung của Chính phủ và các địa phương.

Một vấn đề rất được quan tâm hiện nay là nhiều loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu đã không còn phù hợp với thực tế. Ý kiến chuyên gia về vấn đề này là như thế nào?

Tôi cho rằng trong bối cảnh thị trường xăng dầu quốc tế liên tục có những biến động như hiện nay, trong đó có không ít những biến động bất lợi, việc rà soát và đánh giá lại chính sách thuế, phí liên quan đến xăng dầu là cần thiết nhưng đi cùng đó phải được làm nhanh, tránh để chậm như thời gian qua.

Cùng đó cần tăng năng lực dự trữ xăng dầu trong nước, cải thiện năng lực dự báo biến động của thị trường để hướng tới những mối quan tâm phù hợp.

Cùng đó một công việc cần thiết khác là tham khảo thêm kinh nghiệm các nước nhưng cũng cần được đẩy nhanh, tránh để khi chính sách ban hành ra lại lạc hậu với thực tế.

Xin cảm ơn chuyên gia.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động