Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng Doanh nghiệp có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu tại Việt Nam chiếm 51%

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương mới đây, đại diện một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho biết, cơ hội để doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đang rất lớn, nhất là trong bối cảnh nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang lựa chọn Việt Nam là “điểm dừng chân”, các tập đoàn này đã rót hàng tỷ USD, thậm chí nhiều tỷ USD vào Việt Nam để xây dựng nhà máy và coi Việt Nam là “cứ điểm” sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.

sản xuất smartphone Samsung trong nhà máy tại Thái Nguyên. Ảnh: SEVT
Nhiều tập đoàn toàn cầu chọn Việt Nam là "điểm dừng chân" (Ảnh: SEVT)

Đặc biệt, trong quá trình đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng bày tỏ mong muốn tìm kiếm những nhà cung ứng linh phụ kiện trong nước để giảm chi phí về tiền bạc, chi phí về thời gian cho doanh nghiệp do phải nhập khẩu linh, phụ kiện từ nước ngoài. Điển hình trong số đó là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, doanh nghiệp này hiện đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên tới gần 20 tỷ USD, hiện diện tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, tập đoàn này cũng rất mong muốn tìm kiếm những nhà sản xuất linh, phụ kiện trong nước. Để hiện thực hoá mong muốn đó, Samsung đã phối hợp với Bộ Công Thương trong việc phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thông qua Dự án Hợp tác phát triển nhà máy thông minh vào năm 2023 cho các doanh nghiệp tại các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Trước đó vào năm 2020, Samsung Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương khởi động Dự án tư vấn cải tiến doanh nghiệp Việt Nam khu vực phía Nam...

Có thể nói, cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang rộng mở, tuy nhiên để nắm bắt được cơ hội này lại không hề đơn giản, nhất là theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có tới trên 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ yếu và thiếu về nhiều mặt, trong đó nói như TS Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), “vấn đề đầu tiên là tiền đâu” - một thách thức không nhỏ của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp trong quý II/2023 ước tính đạt 1,56% so với cùng kỳ năm trước
Thiếu vốn khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh minh hoạ)

Ông Lưu Văn Đại – Giám đốc Công ty Cổ phần Metal Heat Việt Nam cho rằng: Làm thế nào để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn lớn là một bài toán mà nhiều doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đang “đau đầu” đi tìm lời giải. Bởi doanh nghiệp nhìn thấy rất nhiều cơ hội, nhưng không có tiền nên không dám đầu tư và cũng không có khả năng để đầu tư.

Thách thức này càng trở nên khó khăn hơn, khi sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn phải đáp ứng được ít nhất 2 tiêu chí, đó là chất lượng và giá thành. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có công nghệ tốt, tìm được phương thức sản xuất tối ưu để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Bởi công nghệ tốt sẽ tối ưu hoá sản xuất, tạo ra những dòng sản phẩm có chất lượng tốt, và giá thành hợp lý.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới hay đi học công nghệ tiên tiến không phải chuyện khó của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng vốn lại là vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp cơ khí trong nước đang rất yếu. Bởi để đầu tư công nghệ mới doanh nghiệp cần rất nhiều tiền, nhưng một doanh nghiệp nhỏ thì rất khó có đủ tiềm lực tài chính đầu tư những công nghệ hiện đại, những doanh nghiệp startup thì càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận công nghệ này.

Vốn tự có của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thực sự rất khó đủ để đầu tư công nghệ mới. Vay vốn ngân hàng thì lại có rất nhiều rào cản bởi không chỉ phải chịu mức lãi suất cao, doanh nghiệp còn phải có tài sản thế chấp. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và startup thì lấy đâu ra tài sản thế chấp? Vậy thì liệu có bao nhiêu doanh nghiệp dám đầu tư công nghệ mới?. Chưa kể lãi suất vay ngân hàng cao thì giá bán của doanh nghiệp cũng phải cao, nên doanh nghiệp nội địa mất đi tính cạnh tranh so với doanh nghiệp ngoại.

Thực tế, đã có nhiều chính sách của Chính phủ về việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn, rào cản khi tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, hoặc có tiếp cận được thì tốn kém rất nhiều chi phí về thời gian và cơ hội của doanh nghiệp.

Theo đó, gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được đánh giá là một trong những giải pháp tối ưu hiện nay, nhằm mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Bởi doanh nghiệp chính là xương sống của nền kinh tế, không chỉ tạo ra tăng trưởng GDP, mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Ngày 13/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Chương trình hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Công Thương" thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Công Thương.
Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Ngày 12/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương duy trì phong trào hiến máu tình nguyện thường xuyên, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.
Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.
Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động