Chủ nhật 22/12/2024 08:07

Chuyên gia dự đoán 3 kịch bản đưa phát thải ròng về 0 tại Việt Nam

GS.TS Lê Anh Tuấn tại Đại học Bách khoa chỉ ra 3 kịch bản, đi kèm các giải pháp để đưa Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng về 0.

Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh

Sáng ngày 21/8, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Tọa đàm "Phát triển giao thông xanh: Thách thức và Giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư". Tọa đàm được phối hợp cùng Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) trong khuôn khổ dự án Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á (NDC-TIA).

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, phát triển kinh tế xanh đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khoá XI đặt vấn đề chính thức tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 13/6/2013 về chủ đề ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó, yêu cầu thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, nông thôn xanh.

Gần 1 thập kỷ triển khai thực hiện, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được xác định trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và tiếp tục được khẳng định tại Quyết định 81 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại sự kiện.

Trong đó, yêu cầu xây dựng cơ chế chính sách, huy động nguồn lực, đổi mới công cụ kinh tế, tiếp cận thị trường về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng nhấn mạnh, phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh. Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg ngày 2/7/2022 phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê tan của ngành Giao thông Vận tải, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành giao thông vận tải quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: Phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hoá, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.

Đồng thời, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định hỗ trợ của quốc tế là điều kiện quan trọng, tiên quyết để Việt Nam đạt được những mục tiêu đặt ra.

Sau hai năm thực hiện Quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp được giao và đã đạt được một số kết quả ban đầu. Đồng thời cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là các giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư chuyển đổi cơ sở hạ tầng xanh, chuyển đổi phương tiện xanh.

3 kịch bản cùng giải pháp để phát thải ròng về 0 tại Việt Nam

Cũng tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, theo số liệu năm 2021, tiêu thụ năng lượng trong ngành giao thông vận tải đứng vị trí thứ 2 (16,5%), chỉ xếp sau công nghiệp (51,4%). Hơn 95% nhu cầu năng lượng của ngành giao thông vận tải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

GS.TS Lê Anh Tuấn chỉ ra 3 kịch bản đưa Việt Nam có lượng phát thải ròng về 0.

Năm 2020, lượng khí nhà kính phát thải từ hệ thống năng lượng đạt xấp xỉ 300 Mt CO2eq, riêng giao thông vận tải chiếm 18% toàn ngành năng lượng, tương đương 45,5 Mt CO2eq.

Mục tiêu đặt ra là xây dựng kịch bản giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải đến năm 2050 theo hướng phát thải ròng về 0, áp dụng cho 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển ven bờ và hàng không.

Có 3 kịch bản được đưa ra, gồm kịch bản BAU (phát triển giao thông vận tải theo hướng phát thải thông thường), kịch bản quốc gia tự thực hiện (kịch bản NLTN - giảm phát thải bằng nguồn lực trong nước) và kịch bản hướng tới phát thải ròng bằng 0 (kịch bản PTR0 - có sự hỗ trợ của quốc tế).

Các kịch bản này sử dụng 4 giải pháp chính gồm sử dụng năng lượng hiệu quả, chuyển đổi phương tiện cá nhân sang công cộng, chuyển đổi vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy, chuyển đổi nhiên liệu/năng lượng.

Dự báo kết quả giai đoạn 2025 - 2050, về luân chuyển hành khách, đường bộ luôn chiếm thị phần lớn nhất (trên 85%) và không khác biệt đáng kể giữa 3 kịch bản. Với kịch bản nguồn lực trong nước và phát thải ròng bằng 0, hàng không chiếm thị phần cao thứ hai, nhưng có xu hướng giảm dần và nhường thị phần cho vận tải đường sắt.

Về luân chuyển hàng hóa, đường bộ, đường ven biển và đường thủy nội địa là các lĩnh vực chiếm thị phần lớn nhất trong cả 3 kịch bản. Tuy nhiên với kịch bản phát thải ròng bằng 0, có sự chuyển dịch giảm thị phần đường bộ và tăng rõ rệt thị phần đường sắt.

Đến năm 2050, nhu cầu năng lượng của 2 kịch bản giảm phát thải là nguồn lực trong nước và phát thải ròng bằng 0 sẽ giảm so với kịch bản BAU. Nhiên liệu hóa thạch chiếm tỷ trọng 91,7% trong BAU, nhưng giảm còn 60,2% trong nguồn lực trong nước và còn 17,2% với phát thải ròng bằng 0.

Về các loại năng lượng xanh (NLX), điện được sử dụng trong lĩnh vực đường bộ theo cả 3 kịch bản từ năm cơ sở và là năng lượng xanh duy nhất được sử dụng trong kịch bản BAU.

Với kịch bản nguồn lực trong nước và phát thải ròng bằng 0, từ năm 2035 dự kiến có thêm nhiều loại năng lượng như methanol, hydrogen, SAF và amoniac.

Về tổng lượng phát thải khí nhà kính, nếu theo kịch bản BAU, lượng khí nhà kính gia tăng trong suốt giai đoạn 2025 - 2050, tốc độ trung bình 4,7%/năm (không có đỉnh phát thải) và dự báo đạt khoảng 273,21 triệu tấn CO2eq vào năm 2050.

Kịch bản nguồn lực trong nước có thể hạ thấp lượng phát thải so với BAU nhưng phát thải KNK vẫn tăng qua các năm. Đến năm 2050, dự báo phát thải khoảng 171,65 triệu tấn CO2eq, giảm 37% so với BAU (không có đỉnh phát thải).

Với kịch bản phát thải ròng bằng 0, phát thải khí nhà kính trong năm 2050 chỉ còn khoảng 30,34 triệu tấn CO2eq, bằng 11,1% so với BAU - tỉ lệ này cơ bản tương đồng với kịch bản đã được xây dựng trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậy giai đoạn đến năm 2050.

Chi phí đầu tư giai đoạn 2025 - 2050 cho kịch bản nguồn lực trong nước khoảng 1.176,17 tỷ USD. Kịch bản PTR0 có chi phí 1.225,37 tỷ USD, cao hơn nguồn lực trong nước nhưng cơ bản sẽ hướng tới được mục tiêu phát thải về 0 vào 2050.

Theo GS.TS Lê Anh Tuấn, để thực hiện các kịch bản này, cần có công tác quản lý nhà nước, phối hợp liên ngành; cơ chế huy động nguồn lực và phân bổ vốn đầu tư; phát triển khoa học công nghệ, kịp thời đáp ứng chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải; đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với chuyển đổi năng lượng xanh trong giao thông vận tải; quan hệ hợp tác quốc tế; cơ chế giám sát thực hiện; cũng như truyền thông nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng.

Trần Đình - Duy Anh

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học