Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Nhờ sự lan tỏa của công nghệ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vùng miền núi đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo chuỗi; người dân vươn lên thoát nghèo...
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương” Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Việc tiếp cận thông tin tuyên truyền dễ dàng hơn đã góp phần giúp người dân có thêm kiến thức để làm kinh tế, phát huy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo.

Chuyển đổi số nâng cao dân trí

Nhằm đa dạng hóa sinh kế cho người dân, đặc biệt bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để vươn lên thoát nghèo, thời gian qua, nhiều địa phương đã ưu tiên nguồn lực cho phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp; trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số được chú trọng, coi đây là bàn đạp để pháriển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc
Việc tiếp cận với thông tin tuyên truyền dễ dàng hơn sẽ góp phần nâng cao dân trí

Tại tỉnh miền núi Bắc Giang, trong Đề án “Hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025”, địa phương đã bố trí 2,7 tỷ đồng để xây dựng ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã, cài đặt trên thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính...). Thực hiện hỗ trợ, phát triển các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, 5 mô hình khởi nghiệp hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Trước sự lan tỏa của công nghệ hiện đại, các hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số ở Bắc Giang không ngừng áp dụng chuyển đổi số. Ghi nhận tại huyện miền núi Yên Thế cho thấy, đến nay, toàn huyện có 43 nhà văn hóa thôn, bản có wifi miễn phí để phục vụ nhu cầu truy cập Internet của người dân. Riêng tại xã Đồng Tiến có 1,2 nghìn hộ dân với 11 dân tộc sinh sống ở 8 thôn, bản. Toàn xã có 5 bản đặc biệt khó khăn là: Đồng An, Cây Thị, Khe Ngọ, Gốc Bòng, Cây Vối. Tuy nhiên, năm 2021, xã đã lắp wifi tại bản Khe Ngọ; đầu năm 2022, lắp đặt tiếp tại 4 bản: Trại Mới, Gốc Bòng, Cây Vối, Cây Thị. Cùng với đó, xã thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng.

Trưởng bản Trại Mới - Hà Văn Thưởng - cho biết: "Từ ngày có mạng wifi, những buổi sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi mở tivi xem các chương trình hướng dẫn trồng rừng, chăn nuôi để bà con cùng học tập, trao đổi từ đó áp dụng vào sản xuất".

Hay tại Vi Hương - một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), nhờ ứng dụng công nghệ đã thúc đẩy giảm nghèo bền vững, đời sống người dân từng bước được nâng lên.

Xã Vi Hương có 9 thôn, gồm 5 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mường cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Giữa năm 2020, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, cùng với 7 xã khác trong cả nước, Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phối hợp với doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ Vi Hương thí điểm chuyển đổi số trên lĩnh vực: Nâng cao chất lượng đội ngũ, tái cấu trúc các hệ thống quản lý điều hành; triển khai truyền thanh thông minh; triển khai các dịch vụ giáo dục, y tế; phát triển thương mại điện tử và thanh toán điện tử. Mục tiêu của chương trình là ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc
UBND xã Vi Hương hướng dẫn bà con cài đặt sổ sức khỏe điện tử

Sau thời gian thí điểm, kết quả đánh giá cho thấy, các chương trình đã cung cấp đầy đủ thông tin để phục vụ cho quá trình sản xuất cho mọi người dân. Kịp thời cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, dịch vụ thông tin nâng cao đời sống tinh thần. Giúp chia sẻ nhanh chóng, hiệu quả kinh nghiệm thành công về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo bền vững.

Còn tại Bạc Liêu, xác định đẩy mạnh chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, năm 2023, các cấp, ngành, đoàn thể trong tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Hiện nay, 100% xã ở Bạc Liêu có hạ tầng thông tin di động phủ sóng, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc của người dân; 100% xã, phường, thị trấn có cáp quang tới trung tâm xã và sẵn sàng cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng; sóng di động 3G, 4G đã phủ 100% diện tích và dân số trong tỉnh.

Một trong những cách làm hiệu quả của Bạc Liêu thời gian qua là thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng. Tổ công nghệ số cộng đồng đã đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, giúp mọi người sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số vào các mặt của đời sống xã hội, giúp phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.

Không chỉ ở Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Giang, mà hầu hết mô hình chuyển đổi số ở các tỉnh, huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thời gian qua đã đem lại kết quả khả quan, có tác động lớn trong việc thúc đẩy giảm nghèo bền vững, đời sống người dân từng bước được nâng lên.

Thúc đẩy công nghệ phát triển để xóa đói, giảm nghèo

Trước những kết quả tích cực đã đạt được, mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về việc thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc
Tiếp cận thông tin tuyên truyền dễ dàng hơn đã góp phần giúp người dân có thêm kiến thức để làm kinh tế

Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 100% cơ quan quản lý, thực hiện chương trình từ tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá; 100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống; 100% cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai…

Phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án;

Từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án...

Thực hiện Đề án này, huyện Yên Thế cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin giúp người nghèo, hộ nghèo và cận nghèo chủ động hơn trong tiếp cận thông tin, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp thoát nghèo bền vững.

Lãnh đạo xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ: “Với những thành công bước đầu, chúng tôi rất mong Đảng, Nhà nước và các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để thời gian tới địa phương ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025”.

Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc
Giảm nghèo nhờ chuyển đổi số

Đến năm 2025, Chương trình chuyển đổi số quốc gia tập trung ba nội dung: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển hạ tầng số, thu hẹp khoảng cách số.

Trong đó, có các chỉ tiêu cụ thể, như: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng...

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phí Mạnh Thắng - Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là phương tiện nhanh nhất, hiệu quả để đưa thông tin đến cho toàn dân, công tác truyền thông. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thông tin đến cơ sở, người dân vùng sâu, vùng xa, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thông tin, tuyên truyền rất cần thiết. Việc triển khai xây dựng trạm truyền thông đa phương tiện góp phần hoàn thiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các thông tin, dịch vụ xã hội cơ bản.

Có thể thấy, chuyển đổi số đang đi sâu vào cuộc sống và tạo ra những cơ hội mới cho người dân. Việc hỗ trợ người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người nghèo, hộ nghèo chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, học hỏi kinh nghiệm để vươn lên thoát nghèo bền vững, làm chủ cuộc sống và được tiếp nhận mọi dịch vụ công bằng, bình đẳng theo phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu quan điểm: Mỗi cơ quan, tổ chức và quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ 5.000 người lao động về quê đón Tết

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ 5.000 người lao động về quê đón Tết

Theo kế hoạch 67 về việc tổ chức chăm lo Tết 2025 cho người lao động, Công đoàn Hà Nội sẽ hỗ trợ tiền vé xe cho 5.000 công nhân về quê đón Tết.
Hà Nội: Phát huy tối đa giá trị các nguồn lực để phát triển toàn diện

Hà Nội: Phát huy tối đa giá trị các nguồn lực để phát triển toàn diện

Chiều ngày 5/11, UBND thành phố Hà Nội sơ kết 1 năm Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công và triển khai tổng kiểm kê tài sản công.
Quảng Bình: Mưa lớn làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã ở khu vực miền núi

Quảng Bình: Mưa lớn làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã ở khu vực miền núi

Đợt mưa lớn bắt đầu từ ngày 3/11 đến hôm nay đã làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã tại các huyện miền núi Minh Hoá, Tuyên Hoá của tỉnh Quảng Bình.
Hải Phòng: Lan tỏa văn hóa nghệ thuật, du lịch đêm

Hải Phòng: Lan tỏa văn hóa nghệ thuật, du lịch đêm

Thời gian gần đây, các địa phương trên địa bàn TP. Hải Phòng đồng loạt tổ chức các tuyến phố văn hóa, nghệ thuật đường phố, ẩm thực về đêm, mang sức hút mới.
Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh của cử tri về việc thiếu vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng gửi đến kỳ họp Quốc hội khóa XV.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, nếu nâng tuổi phục vụ tại ngũ của cấp tướng lên 62 thì cấp Đại tá không còn đủ tuổi lên tướng.
Bộ Y tế bác thông tin

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Bộ Y tế cho rằng, lập luận thiếu cơ sở khoa học đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.
Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị đến năm 2035.
Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Vẫn là những chiêu trò xem trước rủi ro trong tương lai nhưng các thầy bói, cô đồng online trên mạng xã hội vẫn lừa đảo được rất nhiều nạn nhân mới.
Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành Công điện số 8846/CĐ-BCT ngày 4/11 về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung.
Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2024/NĐ-CP quy định mới về thời gian thực hiện thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino.
7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

7.200 người dân tại hai tỉnh Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn được hưởng lợi từ Dự án “Nước là sự sống” do Nhật Bản tài trợ.
Dự báo thời tiết ngày mai 6/11/2024: Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm

Dự báo thời tiết ngày mai 6/11/2024: Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm

Dự báo thời tiết ngày mai 6/11: Bắc Bộ nằm trọn trong không khí lạnh tăng cường, vùng núi trời rét dưới 16 độ. Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm
Quảng Bình: Di dời 38 hộ dân khẩn cấp trước nguy cơ sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời 38 hộ dân khẩn cấp trước nguy cơ sạt lở đất

Chính quyền địa phương đã di dời 38 hộ dân ra khỏi khu vực đồi Cây Sường thuộc thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trước nguy cơ sạt lở đất.
Lai Châu: 20 cháu nhỏ ở huyện Tam Đường nhập viện, nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột

Lai Châu: 20 cháu nhỏ ở huyện Tam Đường nhập viện, nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột

Sáng nay (5/11), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu tiếp nhận 20 bệnh nhân nghi ngờ ăn nhầm thuốc diệt chuột.
Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025

Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025

Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025.
Nhiều người bất lực nhìn nhà mới mua gần 5 tỷ ở Hà Nội bị sập

Nhiều người bất lực nhìn nhà mới mua gần 5 tỷ ở Hà Nội bị sập

Phát hiện dấu hiệu bất thường, mọi người trong ngôi nhà mới mua gần 5 tỷ đồng (ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) chạy ra ngoài, bất lực nhìn căn nhà sập
Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Từ tháng 12/2024, TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh lịch chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương được giao thực hiện nhiệm vụ làm người phát ngôn của Bộ TT&TT.
Hội thảo “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”

Hội thảo “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”

Sáng ngày 5/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”.
Khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Power 6/55 hơn 148 tỷ đồng

Khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Power 6/55 hơn 148 tỷ đồng

Theo thông tin từ Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh là chủ nhân trúng Vietlott Power 6/55 hơn 148 tỷ đồng.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Cánh chim đầu đàn của ngành y tế Hải Phòng

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Cánh chim đầu đàn của ngành y tế Hải Phòng

Trong những năm qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã luôn nỗ lực để trở thành địa chỉ tin cậy, xứng đáng là “cánh chim đầu đàn" ngành y tế Hải Phòng.
Bộ Công an gửi thư khen Công an tỉnh Sơn La triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy

Bộ Công an gửi thư khen Công an tỉnh Sơn La triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy

Lãnh đạo Bộ Công an vừa có thư khen Công an tỉnh Sơn La đã triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia.
Hà Nội: Hàng xóm đào móng, nhà 3 tầng đổ sập, thêm nhà khác lún nghiêng

Hà Nội: Hàng xóm đào móng, nhà 3 tầng đổ sập, thêm nhà khác lún nghiêng

Nhà hàng xóm đào móng xây nhà khiến một ngôi nhà 3 tầng khang trang ở thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội bất ngờ đổ sập, trong khi một nhà khác bị lún nghiêng.
Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Về thông tin nhân sự ngày 4/11, Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Hữu Phước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động