Thứ ba 19/11/2024 05:19

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Tư duy và hành động mới

Đây là thông tin được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Tư duy và hành động mới” diễn ra chiều 28/12.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, trong những năm qua, nhờ cơ chế khuyến khích theo Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Toàn cảnh Diễn đàn

Năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ là giai đoạn thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành, mọi cấp, trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện. Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Năm 2022 là năm đầu tiên Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức.

Điều đó cho thấy, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, giảm thủ tục hành chính, thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp,….

Hiện, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiêp vừa và nhỏ đã quan tâm đến chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quang Phòng, thực tế một số lượng lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến chiều sâu trong chuyển đổi số. ‘Chiều sâu của chuyển đổi số là đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp chi tiết theo tiêu chí khoa học, rõ ràng từ đó có những thay đổi, chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp’, ông Hoàng Quang Phòng chia sẻ.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đường - Chuyên gia Chuyển đổi số (Bộ Thông tin và Truyền thông) - cho biết, công tác chuyển đổi số đã có những bước tiến rõ ràng qua 3 năm thực hiện, đồng thời tạo ra làn sóng về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.

Chỉ tính riêng trên Cổng chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEdx) của Bộ Thông tin và Truyền thông đã có trên 600.000 doanh nghiệp tiếp cận, tham khảo thông tin về các nền tảng được đăng tải trên đó; và khoảng 70.000 doanh nghiệp sử dụng một trong số các nền tảng của chương trình để chuyển đổi số, chiếm 1/10 số lượng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trọng Đường, trên thực tế việc tiến hành chuyển đổi số mới chỉ ở phần nhận thức, thực chất đi vào sử dụng vẫn chưa nhiều.

Ông Nguyễn Trọng Đường dẫn chứng, cuối 2021 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ chỉ số đo lường mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 1 năm, chỉ có 500 doanh nghiệp tham gia và đăng ký tài khoản trên trang Cổng www.dbi.gov.vn. Trong số những doanh nghiệp đăng ký tài khoản, chỉ có khoảng 400 doanh nghiệp tự đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình và có một số nhỏ, khoảng vài chục doanh nghiệp thực hiện tư vấn đánh giá.

Doanh nghiệp để chuyển đổi số thành công một cách thực chất cần phải biết mình ở đâu. Trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn còn ngại vào Cổng DBI để đo lường mức độ chuyển đổi số. Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trọng Đường, các doanh nghiệp có thể gửi kết quả tự đo lường cho Bộ Thông tin và Truyền thông để có thể đánh giá sát sao hơn, từ đó xây dựng lộ trình phù hợp để biết được mức độ ưu tiên chuyển đổi số với doanh nghiệp mình.

Đồng thời, cần có sự vào cuộc của lãnh đạo, hợp tác của các bên để tạo ra văn hóa, kỹ năng và kết nối. Đây là những nguyên tắc để triển khai đánh giá chuyển đổi số và thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công. Ông Nguyễn Trọng Đường kỳ vọng, trong thời gian tới, sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tham gia mạnh mẽ hơn trong việc đánh giá mức độ chuyển đổi số, để chuyển đổi số thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Dẫn hai câu chuyện từ bài học thành công của Phần Lan và Hà Lan, bà Bùi Thanh Hằng - đại diện Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Natec) (Bộ Khoa học và Công nghệ) - cho rằng, con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chuyển đổi số, và thành công sẽ đến từ sự kiên trì và liên kết từ nhiều nguồn lực. Để thu hút các nhân tài, nguồn nhân lực trong các lĩnh vực mới, chúng ta phải chuẩn bị cho doanh nghiệp bằng cách đào tạo để khi bắt tay vào công việc, họ không bị bỡ ngỡ trước những khủng hoảng…

Tại diễn đàn, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng nhau thảo luận về những cơ hội và thách thức khi đẩy mạnh chuyển đổi số; đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm khi triển khai chuyển đổi số tại chính doanh nghiệp mình.

Theo ông Nguyễn Trọng Đường, về mặt chính sách vẫn còn tồn tại những vướng mắc khi áp trong thực tế. Cụ thể, trong triển khai hỗ trợ ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp theo Nghị định 80, vẫn còn khó khăn trong việc phân định rõ nguồn vốn doanh nghiệp phải đóng góp và nguồn vốn nhà nước hỗ trợ trong thủ tục lập và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ. Các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện rất nhiều các thủ tục, chứng từ rườm rà, phức tạp để nhận được phần kinh phí hỗ trợ của nhà nước, trong khi số kinh phí hỗ trợ này cũng không nhiều.

Mặt khác, kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số vẫn còn khá hạn chế. Trong khi việc huy động nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang triển khai phân tán, manh mún,...

Khẳng định, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và có thể đưa ra mô hình kinh doanh mới,… Các chuyên gia cho rằng, việc chuyển đổi số cần được tổ chức thực hiện trong doanh nghiệp, từ hoạt động chỉ đạo của các lãnh đạo doanh nghiệp đến việc thay đổi của các bộ phận chuyên môn. Khi chuyển đổi số, văn hoá kinh doanh, quy trình hoạt động của doanh nghiệp thay đổi nên doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho nhân sự, bố trí hoặc luân chuyển nhân sự phù hợp…

Trao chứng nhận Top Doanh nghiệp nền tảng số tiêu biểu 2022; Top Doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu 2022

Trong khuôn khổ của Diễn đàn đã diễn ra Lễ trao chứng nhận Top Doanh nghiệp nền tảng số tiêu biểu 2022; Top Doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu 2022.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt

Làm rõ trường hợp nào doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi giấy phép?

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Halal

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

CECO: Thẩm định, tư vấn đối với các dự án đóng vai trò quan trọng

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh