Chủ nhật 22/12/2024 18:54

Chuyển đổi số tại BSR: Thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy công việc

Đổi mới tư duy, thay đổi cách làm việc, ứng dụng công nghệ được Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) triển khai và phát triển theo xu hướng chuyển đổi số.

Đổi mới tư duy, thay đổi cách làm việc và ứng dụng công nghệ được Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tập trung triển khai và phát triển theo xu hướng chuyển đổi số từ nhiều năm qua. Qua đó, công tác chuyển đổi số tại BSR đã dần có những kết quả vượt trội, góp phần vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Động lực và thách thức trong thời đại chuyển đổi số

Trong ngành Dầu khí, công cuộc số hóa được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc tiết giảm chi phí, giảm thiểu lượng khí thải carbon. Đồng thời, số hóa quy trình vận hành, cách thức làm việc cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận, doanh thu cho các doanh nghiệp trong ngành. Chuyển đổi số cũng được nhận định là yếu tố cốt lõi đối với các đơn vị “khâu sau” trong ngành dầu khí, giúp cải thiện hoạt động, phát triển và áp dụng những phương thức mới để quản lý, tăng cường hiệu quả sản xuất của các nhà máy.

BSR xác định chuyển đổi số là đòn bẩy để tăng cường hiệu quả và chuyển đổi phương thức hoạt động trong sản xuất kinh doanh

Tại BSR, chuyển đổi số là một trong những nội dung được Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc đặc biệt quan tâm, xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của công ty. BSR đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số tổng thể được áp dụng trong toàn bộ các hoạt động đầu tư, phát triển, quản lý và khai thác các giải pháp chuyển đổi số trong toàn công ty. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và kịp thời từ Ban lãnh đạo công ty, sự vào cuộc tích cực và phối hợp đồng bộ của các ban chuyên môn và toàn thể CBCNV, việc chuyển đổi số doanh nghiệp của BSR đã cơ bản được hình thành theo 06 trụ cột: Khách hàng, Chiến lược, Công nghệ, Vận hành, Văn hóa, Dữ liệu (theo Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn), đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng.

Với BSR, việc hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số tổng thể giúp định hướng lộ trình chuyển đổi số tổng thể để chuẩn bị và xây dựng nguồn lực/dữ liệu nền tảng (công nghệ, cơ sở hạ tầng, dữ liệu, an ninh bảo mật, con người/tổ chức) phù hợp. Qua đó, triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp, kịp thời đáp ứng yêu cầu chuyển đổi/cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh, năng lực/nhu cầu quản trị, hướng đến nhà máy sản xuất thông minh hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển BSR.

Ông Đặng Minh Tuấn - Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Công nghệ thông tin BSR cùng cộng sự kiểm tra các hệ thống phòng máy chủ của NMLD Dung Quất

Ông Đặng Minh Tuấn - Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Công nghệ thông tin BSR nhận định, song hành cùng với những thuận lợi là nhiều thách thức đề ra cho BSR trong công cuộc chuyển đổi số. Trong đó, công tác chuyển đổi số luôn cần có sự đầu tư lớn vào công nghệ, quy trình và đào tạo nhân viên. Đồng thời, khả năng thích nghi của CBCNV về thay đổi thói quen làm việc còn nhiều khó khăn, đòi hỏi việc đào tạo và hỗ trợ người dùng liên tục. Đặc biệt, công cuộc chuyển đổi số cũng mang lại những thách thức về an toàn thông tin, bảo mật an ninh dữ liệu và phòng tránh các mối đe dọa, tấn công từ bên ngoài...

Đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh

BSR đã triển khai và chính thức vận hành hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) từ tháng 9/2021. Đến nay, BSR đã hoàn thiện các hệ thống vệ tinh để cung cấp nền tảng số cho toàn bộ chuỗi cung ứng/mua sắm trên hệ thống từ ngân sách, lập đơn hàng, triển khai mua sắm, thanh toán, hạch toán và báo cáo thông minh để quản trị chuỗi cung ứng/mua sắm hiệu quả và khai thác tối đa hệ thống ERP và các hệ thống vệ tinh. Cụ thể, đưa vào khai thác hệ thống quản lý mua sắm D-procure, quản lý thanh toán (quản lý xuyên suốt từ hóa đơn, đề nghị thanh toán, ủy nhiệm chi, đã kiểm thử thành công tích hợp thanh toán với ngân hàng); ký kết với đối tác và tích hợp đồng bộ với ERP để hình thành nền tảng số cho toàn chuỗi.

BSR cũng đề ra định hướng phát triển NMLD Dung Quất trở thành 1 nhà máy thông minh và giảm phát thải

Hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các hệ thống lập, giám sát, đánh giá kế hoạch hiệu quả sản xuất của Nhà máy thông qua bộ giải pháp đánh giá dầu thô, lập kế hoạch tháng, kế hoạch sản xuất tuần, ngày tích hợp kết hợp với hệ thống tính toán cân bằng vật chất. Định hướng chuyển đổi trọng tâm, đẩy mạnh công tác số hóa/chuyển đổi số trong quản lý tài sản, tối ưu sản xuất từ hình thức thụ động quản lý sang hình thức chủ động theo dõi, đánh giá, dự báo, tăng cường ứng dụng phân tích dữ liệu lớn Big Data, trí tuệ nhân tạo/máy học AI/ML trong công tác tối ưu, dự báo, bảo dưỡng tiên đoán... giúp BSR tiến gần hơn với mục tiêu “nhà máy thông minh”.

Bên cạnh việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số, BSR cũng đồng thời tăng cường triển khai hoàn thiện hệ thống giám sát an ninh mạng tập trung, gia tăng các hệ thống bảo mật theo hướng tích hợp và “không tin tưởng” Zero trust, củng cố hạ tầng thông tin, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc... Tiếp tục nâng cấp các giải pháp an toàn thông tin và an ninh mạng trên cả 3 mảng công nghệ, chính sách và con người; trong đó, BSR xem vấn đề con người là then chốt, là trọng tâm, là nhân tố quyết định để đảm bảo các hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, tin cậy 24/24, đảm bảo công tác an toàn an ninh mạng và dữ liệu tuyệt đối cho công ty và nhà máy.

Sự thống nhất cao là thành tố quan trọng giúp hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số được đề ra tại BSR

Sự “chuyển động công nghệ”, chuyển đổi số sẽ tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp và cuộc sống. Do đó, BSR định hướng sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quyết liệt thực hiện chuyển đổi số để đóng góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu là hoàn thiện chuỗi số hóa xuất bán sản phẩm, quản lý giao dịch với khách hàng và công tác lập kế hoạch hàng năm của công ty trên nền tảng số; tiếp tục đẩy mạnh số hoá trong quản lý tài sản, tối ưu sản xuất, bảo dưỡng tiên đoán, đánh giá và ứng dụng phân tích dữ liệu lớn, AI/ML. Đồng thời, tạo môi trường làm việc hiệu quả trên nền tảng số, tối đa tự động hoá nghiệp vụ lặp đi lặp lại bằng các robot phần mềm; hoàn thiện hệ thống quy trình công nghệ thông tin. Trong đó, tăng cường thực hiện đào tạo, cập nhật cho CBCNV trong việc ứng dụng, khai thác tối đa các hệ thống, công cụ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu suất, đem lại giá trị bền vững cho công ty.

Phương Nga
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Phân Bón Cà Mau đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Cà Mau phát triển bền vững

PV GAS khởi động giải chạy Marathon: "PV GAS - Hành trình năng lượng xanh"

Phối hợp nhịp nhàng, vận hành hiệu quả hệ thống khí - điện - đạm trong dây chuyền khí PM3 CAA

Phân bón Cà Mau: ''Một đội ngũ - Một mục tiêu'' kiến tạo nền tảng bền vững

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại Kho LPG Đình Vũ, Hải Phòng

Petrovietnam chuẩn bị đà tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số

PVCFC nhanh chóng giải quyết, tháo gỡ khó khăn cùng các nhà phân phối

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

PV GAS CNG nhận giải Top 20 Báo cáo thường niên tốt nhất 2024

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

Realme hợp tác chiến lược với Thế giới di động, sẵn sàng bứt phá trong năm 2025

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

VINACHEM trao tặng 15 căn nhà tình nghĩa tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

PV GAS đột phá với nhiều kỷ lục và cột mốc quan trọng trong năm 2024

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Người tiêu dùng lạc quan hơn về chi tiêu Tết Nguyên đán 2025

SABECO thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và nỗ lực chuyển đổi xanh