Chuyển các bệnh viện trung ương về Hà Nội quản lý: Liệu có “lợi bất cập hại”?
Xã hội 03/08/2023 18:07 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bệnh viện Trung Ương Huế triển khai xây dựng trung tâm hồi sức tích cực tại TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện nghìn tỉ bỏ hoang: Bộ Y tế lên tiếng |
Bộ Y tế đề xuất: Đưa nội dung này ra khỏi bản dự thảo
Theo khoản 1, Điều 26 của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): “Chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan nhà nước ở trung ương đóng trên địa bàn thủ đô về TP. Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viên thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bệnh viện các trường đại học”.
Ngay khi vấn đề này được đưa ra, không chỉ chuyên gia y tế đầu ngành mà hầu như tất cả các y bác sĩ được hỏi ý kiến đều không đồng tình. TS.BS Nguyễn Công Hựu - Giám đốc Bệnh viện E thông tin: Hơn 1.300 cán bộ y bác sĩ của Bệnh viện E khi được hỏi về tâm tư, nguyện vọng đã thống nhất đề nghị Bệnh viện E tiếp tục do Bộ Y tế quản lý.
![]() |
Đề xuất chuyển các bệnh viện trung ương về Hà Nội quản lý gây bức xúc dư luận (Ảnh minh họa) |
Giám đốc Bệnh viện E cũng chia sẻ, mỗi bệnh viện đang làm công tác chỉ đạo tuyến cho vài chục bệnh viện tuyến huyện và tỉnh. Do đó nếu thuộc Hà Nội quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác này.
Cùng chia sẻ ý kiến xoay quanh nội dung này, ông Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai băn khoăn: Dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện tuyến trung ương sẽ có điều kiện thuận lợi để triển khai mô hình chuỗi bệnh viện. Vậy khi chuyển về Hà Nội quản lý, bệnh viện sẽ thực hiện mô hình này thế nào?
Với vai trò là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Sau khi dự thảo được đăng tải, Bộ Y tế đã tham gia ý kiến, góp ý với ban soạn thảo về nhiều vấn đề. Trong đó, nội dung được quan tâm nhất là “Chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan nhà nước ở trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô về TP. Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện các trường đại học”.
Quan điểm của Bộ Y tế là đưa nội dung này ra khỏi dự thảo, vì nhiều lý do: Đây là các cơ sở y tế đầu ngành của cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương… có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam và Hà Nội.
Bên cạnh đó, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội hiện nay đều là bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành, có cả hạng đặc biệt, là bệnh viện tuyến cuối, có tầm ảnh hưởng quốc tế và quan hệ quốc tế, phát triển kỹ thuật chuyên sâu, tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.
Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh, chỉ đạo tuyến, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi, ứng dụng, triển khai kỹ thuật cao, mới, tiên tiến của thế giới vào Việt Nam... nhiều bệnh viện đang thực hiện nhiệm vụ Bộ Y tế giao về xây dựng danh mục định mức kinh tế kỹ thuật.
Cảnh báo tái diễn tình trạng bác sĩ nghỉ việc
Không đồng tình với đề xuất trong dự thảo này, nhiều chuyên gia còn khẳng khái bày tỏ: Những bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như: Bệnh viện K, Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Trung ương là những bệnh viện có đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giỏi. Những đơn vị này không chỉ thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị bệnh cho 10 triệu dân Hà Nội mà còn cho hàng chục triệu người dân các tỉnh phía Bắc, miền Trung, thậm chí nhiều vùng miền trong cả nước và chủ yếu là những ca bệnh khó.
Do đó, dù cơ sở nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng các bệnh viện này phục vụ cho nhiều địa phương. Việc đưa các bệnh viện đầu ngành về trực thuộc Hà Nội sẽ thu hẹp tầm hoạt động của bệnh viện. Khi đó, đối tượng bị thiệt thòi là nhân dân.
Thậm chí có ý kiến cảnh báo: Nếu đề xuất trên được thực hiện, chắc chắn nhiều bác sĩ sẽ xin nghỉ. Điều này làm "chảy máu chất xám" ở bệnh viện công, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Tại buổi làm việc của Bộ Y tế với lãnh đạo các bệnh viện trực thuộc Bộ trên địa bàn Hà Nội về công tác khám chữa bệnh và việc sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ theo Dự thảo Luật Thủ đô, tất cả ý kiến của lãnh đạo bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành do Bộ Y tế quản lý và đơn vị liên quan trực thuộc Bộ đều đồng thuận và mong muốn tiếp tục ở lại Bộ Y tế quản lý, vì mô hình đang ổn định, đáp ứng được nhiệm vụ Bộ Y tế giao trong thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trước kiến nghị của đại diện các bệnh viện, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nêu: Việc chuyển các bệnh viện của Trung ương trên địa bàn về Hà Nội quản lý là công việc hệ trọng, liên quan đường lối chính sách và hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Các bệnh viện khi thuộc Bộ Y tế sẽ mang thương hiệu quốc gia, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công tác chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, các nước phát triển cho Việt Nam. Sau khi tiếp nhận thành công, các bệnh viện trung ương sẽ chuyển giao cho bệnh viện tuyến dưới cấp tỉnh, huyện, xã.
Theo thống kê, Bộ Y tế đang quản lý 30 bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành. Con số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2%) so với tổng số 1.500 bệnh viện trên toàn quốc. Trong khi hiện nay Hà Nội quản lý hơn 100 bệnh viện công và tư, cùng với hơn 4.000 phòng khám, chưa kể quản lý hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh dược, trang thiết bị, các cơ sở y tế khối dự phòng, kiểm nghiệm…
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã có hệ thống các bệnh viện chuyên khoa tương tự như Bệnh viện Tim, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ truyền…
Như vậy, nếu đưa các bệnh viện chuyên khoa của Bộ Y tế về Hà Nội quản lý sẽ tăng thêm nhiều cơ sở y tế với quy mô lớn. Điều này rất có thể sẽ làm chồng chéo, phức tạp hơn vấn đề quản trị hệ thống y tế Thủ đô.
Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc: Hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm y tế

Công an Hà Nội diễn tập phương án đón, dẫn đoàn khách quốc tế

TP. Hồ Chí Minh: Phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực xăng dầu

Cần Thơ: Ngư dân bắt được cá trà sóc khủng, quý hiếm trên sông Hậu

Người lao động PC Gia Lai hiến 172 đơn vị máu hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX”
Tin cùng chuyên mục

Mức phụ cấp của công chức, viên chức bị bãi bỏ khi cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024

TP. Hồ Chí Minh: Ăn nhầm bánh lạ, 3 người phụ nữ nhập viện, nghi ngộ độc ma tuý

Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động năm 2024

Quảng Nam: Đổi mới, đa dạng hoá tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội

Nỗi lo cháy chợ cũ

Trường hợp nào công chức, viên chức ngành tài chính được xét nâng bậc lương trước thời hạn?

Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu năm 2024 thu hút khoảng 2,9 tỷ USD vốn đầu tư

Hà Nội: Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray

Thúc đẩy phát triển ngành dừa Việt Nam qua hợp tác với Belarus

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Mua hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng dễ như mua rau trên các sàn thương mại điện tử

Từ 1/3/2024, tăng giá trần vé máy bay nội địa

Hơn 50 bệnh viện dùng bệnh án điện tử, Bộ Y tế đề xuất lùi lộ trình triển khai

Hà Nội phân luồng giao thông đón đoàn khách quốc tế

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/12/2023: Mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 9/12/2023: Hà Nội sáng sớm có sương mù, trời rét, trưa chiều trời nắng

Thời tiết hôm nay 9/12/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp
