Thứ năm 14/11/2024 10:23

Chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tăng cường phối hợp với Bộ Công an thực hiện công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trước bối cảnh tình hình vi phạm pháp luật ở lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, trên cơ sở hiệu quả đạt được trong công tác phối hợp thời gian qua, ngày 21/01/2022 Bộ Công an và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp số 01/QCPH-BCA-BHXHVN về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, để đánh giá tình hình triển khai thực hiện Quy chế của các tỉnh, thành phố, ngày 24/9/2022, Bộ Công an và BHXH Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 472/KHKT-BCA-BHXHVN về việc kiểm tra kết quả thực hiện Quy chế số 01/QCPH-BCA-BHXHVN ngày 21/01/2022 của Bộ Công an và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Theo đó, từ ngày 03-18/10/2022, Đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Công an và BHXH Việt Nam đã thực hiện kiểm tra tại 06 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bắc Giang.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đánh giá, cơ quan Công an và cơ quan bảo hiểm xã hội các địa phương đã nghiêm túc triển khai Quy chế số 01/QCPH-BCA-BHXHVN, ký ban hành các Quy chế phối hợp, Kế hoạch liên ngành nhằm bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất giữa hai Ngành trong công tác phối hợp và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Việc triển khai phối hợp giữa cơ quan Công an và cơ quan bảo hiểm xã hội được thực hiện thông qua nhiều hình thức, nội dung phong phú. Theo đó, hai bên đã thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu, tình hình nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhất là các đơn vị có số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lớn và kéo dài; các thông tin về các vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật (trốn đóng, gian lận, trục lợi…) trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Từ đó, nhận định tình hình, tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc xử lý và hạn chế các hành vi vi phạm.

Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2022, cơ quan công an và cơ quan bảo hiểm xã hội ở tất cả các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ trong việc đôn đốc thu hồi nợ đọng, số tiền nợ thu hồi thông qua công tác phối hợp đạt gần 500 tỷ đồng. Trong đó, tại một số tỉnh thực hiện rất hiệu quả việc phối hợp như: Bình Dương, 9 tháng đầu năm 2022 bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với cơ quan Công an đôn đốc thu hồi nợ bảo hiểm xã hội của 88 đơn vị với số tiền đã thu hồi hơn 30 tỷ đồng; Bảo hiểm Xã hội thành phố Đà Nẵng và Công an thành phố Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn để phát hiện và xử lý vấn đề liên quan đến chủ doanh nghiệp bỏ trốn….

Bên cạnh đó, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, việc phối hợp với cơ quan Công an thực hiện theo Quy chế đã có tác dụng và chuyển biến rõ rệt. Trước đây, các đơn vị sử dụng lao động thường né tránh làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc cử người đại diện không có thẩm quyền giải quyết công việc, khi có sự phối hợp của cơ quan Công an, các đơn vị sử dụng lao động đã cam kết, khắc phục hậu quả và phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Đối với việc kiến nghị khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông tin, thực tế có nhiều vướng mắc về chính sách, thẩm quyền trong việc phát hiện, áp dụng hành vi vi phạm, do vậy việc khởi tố vụ án hình sự đối với tội danh trốn đóng bảo hiểm xã hội còn gặp một số khó khăn, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật để tạo sự đồng bộ giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự, bảo đảm cho quá trình kiến nghị khởi tố, tiếp nhận điều tra, khởi tố vụ án hình sự liên quan đến tội danh trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết. trong thời gian tới, hai ngành tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ, tích cực hơn trong việc ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thông qua việc: Đẩy mạnh trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra đối với những đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Đặc biệt, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhấn mạnh, hai ngành sẽ chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đồng thời, chú trọng thực hiện tốt việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Ngoài ra, chủ động tăng cường xây dựng kế hoạch thanh tra liên ngành Công an và Bảo hiểm Xã hội đối với đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghiên cứu củng cố, hoàn thiện hồ sơ để khởi tố một số đơn vị có hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; qua đó nâng cao tính răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ghi nhận, những năm qua, Bộ Công an, Công an các địa phương và ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã phối hợp thường xuyên, hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước