Chủ nhật 24/11/2024 19:39

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp còn rất lớn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nói chung, giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp vẫn còn rất lớn.

Tăng cường trao đổi thương mại thực chất và hiệu quả

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 8/12, Chủ tịch Thượng viện Cộng hoà Pháp Gérard Larcher đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-9/12.

Ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher đã tiến hành hội đàm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Pháp

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Pháp, một trong những cường quốc hàng đầu ở châu Âu, có vai trò quan trọng ở khu vực và trên trường quốc tế; mong muốn làm sâu sắc và thực chất hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp trên tất cả các kênh chính đảng, Quốc hội/Nghị viện, Chính phủ, hợp tác địa phương và giao lưu văn hoá, giao lưu nhân dân.

Nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam mong muốn thắt chặt và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Thượng viện và Hạ viện Pháp, Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ trong khuôn khổ chuyến thăm Australia vừa qua đã cùng với Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Australia cùng ký Thoả thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Liên nghị viện Australia, Quốc hội Việt Nam cũng đã ký song phương Thỏa thuận hợp tác với Thượng viện, Hạ viện của nhiều nước.

Chủ tịch Thượng viện Pháp nêu rõ, hợp tác nghị viện giữa hai nước đã được thiết lập trong khuôn khổ một Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan được ký từ năm 2003. Cơ quan lập pháp hai nước đã trao đổi thường xuyên trong nhiều lĩnh vực và hiện nay, có thể tăng cường hơn nữa đối với các lĩnh vực như: năng lượng, y tế, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lập pháp. Đây cũng là những lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác của Thượng viện Pháp với Quốc hội Việt Nam.

Hai Chủ tịch đã trao đổi cởi mở về nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai nước và nhất trí cần tăng cường hơn nữa về: trao đổi Đoàn cấp cao và các cấp giữa hai nước và hai Quốc hội/Nghị viện; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội/Nghị viện hai nước, các nhóm Nữ nghị sĩ, nghị sĩ trẻ; trao đổi kinh nghiệm trong việc sửa đổi các luật về dược, y tế, khám chữa bệnh; hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó xem xét vấn đề tăng số lượng học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác phi tập trung (hợp tác địa phương) giữa hai nước. Là cơ quan đại diện cho chính quyền các địa phương của Pháp, Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher nêu rõ, Thượng viện Pháp ủng hộ nhiệt thành vấn đề này, đây là trọng tâm ưu tiên của Thượng viện Pháp.

Năm 2023, Hội nghị các địa phương Việt Nam - Pháp sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội sau Hội nghị gần nhất được tổ chức tại Pháp năm 2019. Hiện có 55 dự án và hơn 20 địa phương của Pháp đã có hợp tác với hơn 30 tỉnh, thành của Việt Nam.

“Chúng ta phải tiếp tục tăng cường và thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương vì nhu cầu của phía Việt Nam rất lớn, các địa phương của Pháp cũng rất sẵn sàng tham gia hợp tác với các địa phương của Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra các đề xuất và sau chuyến thăm này, tôi sẽ chuyển thông điệp hết sức mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương của Pháp về mong muốn của chúng ta tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này” - Chủ tịch Thượng viện Pháp nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Thượng viện Pháp, năng lượng là chủ đề được quan tâm tại Thượng viện Pháp, trong đó có vấn đề về năng lượng hạt nhân dân sự, kết nối các hệ thống năng lượng của các quốc gia... Pháp có kinh nghiệm lâu dài về phát triển năng lượng hạt nhân dân sự và mong muốn có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để có thể tự chủ trong vấn đề này. Do đó, đây là nội dung hai nước có thể tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Doanh nghiệp Pháp cũng rất mong muốn đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong bối cảnh EVFTA đang được triển khai thực hiện và Pháp là một trong những quốc gia rất ủng hộ phê chuẩn hiệp định này. Hai bên có thể trao đổi về các tiềm năng, khả năng thúc đẩy thực hiện EVFTA.

Về kinh tế, thương mại và đầu tư, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, đây là lĩnh vực hợp tác quan trọng hai nước cần tập trung thúc đẩy, đặc biệt là trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19.

Chia sẻ các kết quả nổi bật của Việt Nam năm nay như tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 8,5%, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến lần đầu tiên vượt mốc 700 triệu USD..., Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, hai nước chưa thực sự phát huy được cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Do đó, Việt Nam mong muốn Pháp gỡ bỏ các rào cản thương mại để tăng cường trao đổi thương mại thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới; khắc phục sự đứt gãy chuỗi cung ứng bởi đây cũng là một trong những yếu tố gây bất ổn đối với kinh tế khu vực và thế giới hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ tịch Thượng viện Pháp quan tâm thúc đẩy vấn đề này, không chỉ hợp tác giữa Trung ương với Trung ương mà còn đẩy mạnh hợp tác ở cấp độ địa phương. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Pháp sớm phê duyệt Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU; ủng hộ, thúc đẩy Ủy ban châu Âu sớm gỡ thẻ vàng IUU với Việt Nam.

Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp còn rất lớn

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Nghị viện, Chính phủ và nhân dân Pháp đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp hội nhập thành công với sở tại; tích cực hỗ trợ vaccine phòng Covid-19 với 5 triệu liều góp phần quan trọng để Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế, xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Pháp

Đề nghị Pháp tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá Việt Nam tại Pháp và dự án cải tạo Trung tâm văn hoá Việt Nam tại Pháp; hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia các hội chợ du lịch do Pháp tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước; nghiên cứu tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đề cập đến công trình cầu Long Biên - một biểu tượng của quan hệ Việt - Pháp, Chủ tịch Quốc hội cho biết Hà Nội rất mong muốn cải tạo cây cầu này trở thành cầu đi bộ, một không gian văn hoá; đề nghị phía Pháp nghiên cứu, hợp tác và hỗ trợ thực hiện ý tưởng này.

Nhất trí với đề xuất này, Chủ tịch Thượng viện Pháp cho biết, cầu Long Biên cũng là một hình ảnh biểu tượng cho mong muốn của cả hai bên vượt qua những thăng trầm của lịch sử để xây dựng tương lai. Phía Pháp đã có chủ trương hợp tác với Việt Nam để tôn tạo di sản này từ rất lâu và bây giờ cần phải cụ thể hoá để thực hiện.

Về hợp tác đa phương, hai Chủ tịch thống nhất cao về việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới để Pháp và Việt Nam cùng có vai trò mạnh mẽ hơn trong quyết định các vấn đề khu vực và thế giới.

Với những diễn biến của tình hình thế giới hiện nay, Chủ tịch Thượng viện Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của toàn vẹn lãnh thổ, việc tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hoà bình. Trong đó, bảo đảm quyền tự do thương mại và quyền tự do hàng hải là hết sức quan trọng bởi đây là nguyên tắc của luật pháp quốc tế và là yếu tố bảo đảm cho hòa bình.

Nhân dịp này, Chủ tịch Thượng viện Pháp mong muốn được đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Pháp để Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp có thể xem xét cụ thể hoá một thoả thuận hợp tác mới; khẳng định, cho đến thời điểm đó, Thượng viện Pháp sẵn sàng trao đổi với Quốc hội Việt Nam về các chủ đề ưu tiên mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề cập như: chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng...

Trân trọng cảm ơn lời mời của Chủ tịch Thượng viện Pháp, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nói chung, giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp vẫn còn rất lớn; hy vọng trong thời gian sớm nhất sẽ thăm chính thức Pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa, toàn diện, hiệu quả và thực chất hơn nữa quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia