Chủ tịch Hà Nội sử dụng nước uống trực tiếp từ vòi Nhà máy sông Đuống

Vừa qua, UBND TP Hà Nội chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước mặt sông Đuống, giai đoạn một, tại xã Trung Mầu và xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
chu tich ha noi su dung nuoc uong truc tiep tu voi nha may song duong
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các đại biểu sử dụng nước uống trực tiếp tại vòi của nhà máy

Đến dự có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang Lữ Văn Hùng và lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh...

Về phía đại biểu quốc tế có sự tham dự của: ông Kim Do-Huyn, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Sultan Saif Al Mahruqi, Đại sứ Vương quốc Oman tại Việt Nam, ông Lekgoro Mpetjane Kgaogelo, Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam; TS. Wolfgang Manig, Phó Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam.

Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống được khởi công ngày 9/3/2017, xây dựng trên diện tích hơn 64 hécta tại xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm), do Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống làm chủ đầu tư. Dự án có công suất giai đoạn 1 là 150.000m3/ngày đêm; các tuyến ống truyền dẫn cấp I với tổng chiều dài lên tới 60km, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỉ đồng. Nhà máy vận hành tự động hoàn toàn, áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới có xuất xứ từ châu Âu, đạt hiệu quả xử lý nước cao, không xả thải ra môi trường. Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành.

chu tich ha noi su dung nuoc uong truc tiep tu voi nha may song duong

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020, TP Hà Nội xác định công tác phát triển hệ thống nước sạch là khâu ưu tiên, đột phá nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (ngày 22/12/2016) đặt mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ dân cư đô thị và nông thôn của thành phố được sử dụng nước sạch đạt 100%.

Cụ thể hóa mục tiêu trên, UBND Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống với quy mô đến năm 2020 đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm. Dự án hoàn thành sẽ bảo đảm cung cấp nước sạch cho 168 xã, phường thuộc 8 quận, huyện ở khu vực phía Đông Bắc và phía Nam TP Hà Nội, các khu đô thị, khu công nghiệp và một số vùng phụ cận của tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

Qua việc đầu tư hệ thống nước sạch với quy mô lớn, mang tính liên vùng, liên tỉnh, công trình Nhà máy nước mặt sông Đuống góp phần hiện thực hóa mục tiêu chiến lược trong phát triển hệ thống cấp nước sạch bền vững, có khả năng cung cấp và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch ổn định, lâu dài cho Thủ đô và các vùng lân cận, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân trong việc hưởng lợi từ việc sử dụng nước sạch.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, lễ khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 công trình Nhà máy nước mặt sông Đuống khẳng định chủ trương đúng đắn trong việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển hệ thống nước sạch.

chu tich ha noi su dung nuoc uong truc tiep tu voi nha may song duong
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công giai đoạn 2 Nhà máy nước mặt sông Đuống

Để phát huy hiệu quả dự án, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các đơn vị cấp nước bán lẻ thực hiện đấu nối chuyển nguồn từ sử dụng nước ngầm sang sử dụng nước nguồn mặt sông Đuống trong phạm vi cấp nước của dự án, bảo đảm cho nhân dân được sử dụng nguồn nước sạch; xây dựng phương án giá bán nước sạch bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp; kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm sớm hoàn thành giai đoạn 2 của dự án.

Chủ tịch Hà Nội đề nghị Công ty CP nước mặt sông Đuống tập trung tối đa nguồn lực để thực hiện giai đoạn 2 của dự án, nâng công suất lên 300.000 m3/ngày đêm, để bổ sung nguồn nước cấp cho khu vực nội đô, khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của thành phố, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hoàn thành trong dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019); thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, nâng công suất lên 600.000 m3/ngày đêm; đề nghị nhà đầu tư tiếp tục nâng công suất của dự án lên 900.000m3/ngày đêm vào năm 2022.

Ngay sau lễ khánh thành, các đại biểu tham dự đã nhấn nút phát lệnh khởi công giai đoạn 2 công trình Nhà máy nước mặt sông Đuống.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Quảng Ninh:  Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Đà Nẵng: Mời doanh nghiệp tham gia tháng khuyến mại kích cầu mua sắm

Đà Nẵng: Mời doanh nghiệp tham gia tháng khuyến mại kích cầu mua sắm

Quảng Bình: Bố trí nguồn lực sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn

Quảng Bình: Bố trí nguồn lực sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Xem thêm