Thứ bảy 16/11/2024 22:29

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp: Thi vào lớp 10 hiện nay còn khó hơn thi đại học

Thực trạng áp lực đối với học sinh khi vào lớp 10 ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh diễn ra nhiều năm. Thậm chí, thi vào lớp 10 hiện nay còn khó hơn thi vào đại học.

Ngày 12/7, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 5 và tháng 6 năm 2023.

Phát biểu tại phiên họp, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội phản ánh, thực trạng phụ huynh xếp hàng “thâu đêm” để xin nộp hồ sơ cho con học lớp 10 gây băn khăn, lo lắng trong dư luận.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu

Theo bà Lê Thị Nga, thực trạng áp lực đối với học sinh khi vào lớp 10 ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là thực trạng trong nhiều năm. Có thể ví thi vào lớp 10 hiện nay còn khó hơn cả thi vào đại học.

“Đề nghị Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cần vào cuộc. Có phải chúng ta thiếu trầm trọng trường công cấp 3 không? Thực tế này giải quyết thế nào? Do đó, cần bổ sung vấn đề trên vào Báo cáo công tác Dân nguyện” - bà Lê Thị Nga nói.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, hiện nay tỷ lệ số lượng trường THPT thấp hơn so với các trường THCS và Tiểu học.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, tỷ lệ học sinh vào THPT được giải quyết bằng điểm thi, phân luồng. Ai điểm thi cao thì có quyền vào trường công, còn thấp hơn thì vào các trường khác là các trường tư thục do cá nhân đầu tư, giáo dục thường xuyên, hoặc học nghề.

Trong khi đó, nhu cầu của phụ huynh và học sinh là muốn vào cấp 3 công lập nên tìm mọi cách để cho con vào trường công lập cấp 3 do chi phí thấp hơn nhiều so với trường tư thục. “Đây là nhu cầu học rất chính đáng của học sinh và phụ huynh nên cần nghiên cứu giải quyết vấn đề này” - ông Vinh nêu vấn đề.

Ông Vinh cho hay, ở Hà Nội hàng năm đầu tư cho xây, phát triển trường học rất lớn. Nhưng bên cạnh việc đầu tư phát triển xây mới thêm trường, việc cải tạo làm lại cũng rất nhiều, tức là nâng cấp, nâng cao chất lượng. Vì vậy, kinh phí bị san sẻ. Do đó, phần phát triển mới cũng chưa hết tiềm năng.

Chưa kể cần có quỹ đất xây thêm trường mới. Bên cạnh đó, xây thêm trường mới còn liên quan đến vấn đề giáo viên, tăng thêm phòng học, lớp học sẽ phải bố trí thêm giáo viên. Trong khi hiện biên chế giáo viên đang khống chế, thậm chí điều tiết giảm. Từ đó, dẫn đến việc phát triển thêm trường lớp không đơn giản.

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê dân số có 9,2 triệu người. Nhưng thực tế ước tính gồm cả vãng lai khoảng 14 triệu người. Như vậy, chênh 5 triệu người. Do đó, nếu không thống kê chính xác sẽ gây khó khăn trong việc thiết kế chính sách, hay đưa ra chính sách phù hợp. Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh bị thiếu gần 7.000 phòng học là như vậy.

Để giải quyết, theo ông Vinh cần các giải pháp rất tổng thể. Chính phủ, các địa phương phải tính toán cẩn thận. “Không đơn giản bỏ nhiều tiền ra là được, đi kèm với đó phải tính phân bổ giáo viên. Dân số tăng ít nhưng chuyện thừa thiếu là do cục bộ, dân dịch chuyển từ nông thôn lên các địa phương. Số giáo viên tại các địa phương giảm nhưng tại các đô thị lớn tập trung dân nhiều lại thiếu giáo viên" - ông Vinh nói, đồng thời cho biết, thời gian tới, Uỷ ban sẽ kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ về vấn đề này và cần thời gian để giải quyết.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC

Ông Nguyễn Quang Đức được điều động làm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 35

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thị trưởng Lima và nhận Chìa khóa biểu tượng thành phố

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu Peru

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica