SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ GIANG
Ngày 26/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 220/SL quy định tổ chức bộ máy kinh tế trong đó có Nha Thương Vụ và Nha Tiếp Tế là tổ chức đầu tiên quản lý Nhà nước về Công thương. Ngày 14/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 21/SL đổi tên thành Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương từ thời điểm này Thương nghiệp Quốc doanh ra đời ở cấp tỉnh có Chi Sở Mậu dịch ra đời. Cho đến năm 1955 thành lập cơ quan quản lý về thương mại và công nghiệp có tên gọi: Ty thương nghiệp.
Và Ty Công nghiệp: Năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thắng lợi, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, đất nước ta được thống nhất. Năm 1976 tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Sau 15 năm, Tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Tuyên lại được chia tách thành tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang và Sở Công nghiệp, Sở Thương mại được thành lập.
Đến Tháng 4 năm 2008, thực hiện nghị định số13/2008/NĐ-CP, Sở Công nghiệp và Sở Thương mại - Du lịch được hợp nhất thành Sở Công Thương cho đến nay.
Về tổ chức bộ máy của Sở Công Thương hiện nay:
- Cơ quan văn phòng Sở có 6 phòng chuyên môn gồm: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp; Phòng Quản lý Công nghiệp; Phòng Quản lý Thương mại; Phòng Quản lý Năng lượng và 1 đơn vị trực thuộc đó là: Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương tỉnh Hà Giang.
- Vị Trí Chức năng của Sở Công Thương: Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương, bao gồm: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu thương mại biên giới; quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn; các hoạt động khuyến công, các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Sở Công Thương chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công Thương.