Thứ hai 05/05/2025 16:23

Chốt thông qua tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu đồng ý chốt thông qua tăng lương tối thiểu vùng là 6% từ ngày 1/7/2024 và cả năm 2025.

Theo đó, mức lương tối thiểu có thể được áp dụng từ ngày 1/7/2024 cụ thể: Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Lương tối thiểu vùng theo giờ cũng là 6%, Hội đồng cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, Vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.5000 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.

Dự kiến lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024. Ảnh: TTXVN

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia khẳng định: Các bên đã chia sẻ sự khó khăn của doanh nghiệp cũng như chật vật của người lao động trong thời gian qua.

Tổng Liên đoàn Lao động cũng đã đưa ra hai phương án và phía chủ sử dụng lao động cũng đã đề ra mức từ 6,5% đến 7,3%. Phía chủ sử dụng lao động đề xuất mức từ 4% đến 5%. Sau khi thảo luận, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất bỏ phiếu thông qua mức 6%. Đây là mức hợp lý và đạt được sự đồng thuận cao.

Còn theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, mức tăng này dù chưa hài lòng nhưng với sự đồng thuận bỏ phiếu trong Hội đồng với phương án tăng 6%, hy vọng doanh nghiệp sẽ có những giải pháp để thúc đẩy sản xuất, giữ vững việc làm.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam thống kê giai đoạn 2015-2022, Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu với quỹ đạo đi lên, từ 119 USD tháng 12/2015 lên 168 USD vào tháng 12/2022. Song lạm phát tăng khiến giá trị thật của tiền lương tối thiểu không tăng nhiều. Thời kỳ 2015-2019, lương tối thiểu danh nghĩa tăng 42,7% song lạm phát khiến tiền lương thực tế chỉ tăng 20,1%.

Giai đoạn 2020-2022, lương tối thiểu điều chỉnh trên 6%, song tiền lương thực tế chỉ tăng 0,7%. ILO cho rằng điều chỉnh lương tối thiểu cần dựa vào số liệu chính xác về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, việc làm, khả năng chi trả của doanh nghiệp và năng suất lao động. Đồng thời mức điều chỉnh phải theo kịp lạm phát để giữ giá trị thật của tăng lương cho người lao động, đo lường nhu cầu của họ và gia đình.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Tiền lương

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử ‘thức dậy’ trên nền tảng số với Gen Z

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thời tiết hôm nay 5/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 5/5/2025: Vịnh Bắc Bộ có gió yếu

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam