Thứ hai 23/12/2024 12:23

Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 24/9, tại TP Cần Thơ, diễn ra hội thảo “Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức.

Hỗ trợ người dân chuyển đổi sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề bức thiết ở đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, nếu nhìn tổng thể đồng bằng sông Cửu Long với cặp mắt tích cực hơn, từ những điều sẵn có chúng ta có thể "biến hóa" thành có nhiều hơn nữa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bởi vậy, đồng bằng sông Cửu Long cần chuyển sang trạng thái, cách tiếp cận tích cực hơn.

Câu chuyện thích ứng với biến đổi khí hậu là chuyện của đồng bằng chứ không phải chuyện riêng lẻ của từng tỉnh trong vùng. Ngành nông nghiệp Việt Nam đang tập trung để tăng tỷ trọng trong vực thuỷ sản và cây ăn trái, giảm lúa gạo. "Chúng ta có một chương trình hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long từ Ngân hàng thế giới và chúng ta phải tư duy từ gói hỗ trợ này, địa phương sẽ được gì, đồng bằng sông Cửu Long được gì? Chúng ta cần phải mở rộng tư duy", ông Lê Minh Hoan nói.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững; đồng thời nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo bà Carolyn Turk, với Nghị quyết 120 của Chính phủ được ban hành năm 2017, Việt Nam đã đạt được một cột mốc đột phá, đánh dấu sự khởi đầu từ cách tiếp cận phòng thủ khí hậu thường thấy để hướng tới mô hình “chủ động sống chung với thiên nhiên".

Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết thay đổi lớn hơn cùng với nhiễm mặn đã được coi là bình thường mới của đồng bằng sông Cửu Long.

“Chúng tôi nhận thấy đã bắt đầu có chuyển đổi trong tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận đối với phát triển và quy hoạch ở cấp vùng - từ quy mô nông hộ nhỏ và quan điểm của tỉnh sang liên tỉnh và toàn vùng đồng bằng; từ quan điểm ngành ngắn hạn sang cách tiếp cận dài hạn, đa ngành và tổng hợp. Nền tảng của sự chuyển đổi này là quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và chương trình tổng thể chuyển đổi nông nghiệp vùng”, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.

Cũng theo bà Carolyn Turk, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý phát triển một dự án mới ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm hỗ trợ giải quyết các thách thức về quản lý tài nguyên nước và xây dựng sinh kế nông nghiệp trong thời kỳ biến đổi khí hậu. “Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ thông qua việc huy động kiến thức hiện đại, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để thực hiện tầm nhìn và mục tiêu của các bạn”, bà Carolyn Turk nói.

Hiện tại, WB đã triển khai hỗ trợ nhiều dự án tại đồng bằng sông Cửu Long, điển hình như chuyển đổi mô hình sinh kế mùa lũ nâng cao thu nhập cho nông dân tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp gồm: Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự tạo điều kiện sản xuất, lựa chọn được các loại hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu để cho người dân có thêm thu nhập, đảm bảo ổn định và an sinh xã hội trong mùa lũ.

Tại cống kiểm soát, điều tiết mặn, ngọt Vũng Liêm đặt tại lòng sông Vũng Liêm, thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Công trình này nằm trong tiểu dự án kiểm soát nguồn nước thích ứng biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thuộc Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL) do WB tài trợ. Cùng với các công trình khác ở địa phương, cống Vũng Liêm góp phần tiêu úng kiểm soát mặn ngọt cho gần 28.500ha đất nông nghiệp và hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân hai tỉnh này.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam giới thiệu với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan về báo cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” của WB vừa công bố.

Tại Hội thảo, WB công bố cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp”. Chuyển sang trồng lúa carbon thấp sẽ có tiềm năng cao nhất để Việt Nam đạt mục tiêu cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này.

Theo báo cáo, lúa gạo, mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam và được trồng trên hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp, chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí thải mê-tan.

Dựa trên những ước tính thận trọng, việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón và thuốc trừ sâu có thể giúp người nông dân quy trì hoặc tăng sản lượng từ 5 đến 10%; đồng thời giảm chi phí đầu vào từ 20-30%, từ đó tăng lợi nhuận ròng ở mức khoảng 25%.

Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này cũng sẽ giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính tới 30%. Những cách tiếp cận như vậy đã được thí điểm thành công trên hơn 184.000 ha lúa canh tác trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững ở Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Ông Benoît Bosquet, Giám Đốc Khu vực về Phát triển Bền vững của Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á -Thái Bình Dương nói rằng: “Những phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả. Nếu chúng ta có thể mở rộng quy mô trên toàn ngành nông nghiệp, nó sẽ giúp Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng không vào năm 2050”.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Phục hồi tái thiết sau thiên tai: Cần nhanh nhất và sớm nhất

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững