Thứ sáu 29/11/2024 11:09

Chợ phiên Măng Đen đón hàng vạn khách tham quan, mua sắm

Theo đại diện Ban quản lý Chợ phiên Măng Đen, tính từ ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, mỗi ngày, chợ đón hàng vạn khách tới tham quan và mua sắm.
Theo ghi nhận của Báo Công Thương tối 29/4, tại khuôn viên đồi thông đường Hùng Vương, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) hàng nghìn du khách từ nhiều nơi đã có mặt tại Chợ phiên Măng Đen để thưởng thức nhiều hoạt động ý nghĩa như đốt lửa trại, giao lưu ca nhạc và tham quan, mua sắm.
Những tiết mục văn nghệ mang đậm chất Tây Nguyênkhiến Chợ phiên trở nên sôi động và đầy sức hấp dẫn.
Chị Vũ Thị Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông (kiêm Phó trưởng Ban quản lý Chợ phiên Măng Đen) cho biết, ban đầu chợ phiên chỉ có 33 gian hàng, đến nay chợ đã có tới 47 gian hàng. Các sản phẩm đặc trưng về ẩm thực, nông sản, dược liệu của bà con các dân tộc huyện Kon Plông. Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.

Ngỡ ngàng trước không gian thoáng đãng, gần gũi và nhộn nhịp của Chợ phiên, chị Đỗ Thị Phượng (du khách đến từ Hà Nội) cho hay, chị đã đến Măng Đen nhiều lần nhưng lần này chị ấn tượng nhất là Chợ phiên. Không cần phải tìm kiếm đâu xa, ở đây gần như có tất cả sản phẩm đặc trưng nhất của huyện Kon Plông. Từ các loại dược liệu, đồ thủ công mỹ nghệ đến ẩm thực độc đáo như cơm làng, thịt hun khói, các loại bánh truyền thống đều có ở Chợ phiên.

"Chợ phiên được mở từ thứ 6 đến Chủ nhật hàng tuần. Lượng khách rất đông, nhất là vào thứ 7 hàng tuần. Đặc biệt, dịp lễ 30/4-1/5, mỗi ngày chợ phiên thu hút khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm" - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông Măng Đen cho hay.

Tại Chợ phiên, các gian hàng được thiết kế và trang trí mang nét riêng của từng khu vực với nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, các loại dược liệu (hồng đẳng sâm, đương quy, sơn tra, chè dây, tinh bột nghệ, chuối hột), các mặt hàng nông sản (cà phê, mắc ca, gạo đỏ…); thực phẩm khô (măng le, trâu khô, bò khô, thịt heo hun khói…); các gian hàng ẩm thực đặc trưng của địa phương.
Chợ phiên Măng Đen còn nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hạt cây Khơ nia - đặc sản núi rừng Tây Nguyên được du khách yêu thích và thường mua về làm quà.
Ngoài việc mua sắm, thưởng thức các món ẩm thực độc đáo, du khách cảm thấy rất thú vị và ấn tượng khi được trải nghiệm các hoạt động như gói bánh sừng trâu, tìm hiểu về dệt thổ cẩm truyền thống, học đàn t’rưng, tham gia các chương trình văn nghệ hoặc hòa mình vào nhịp xoang giữa đại ngàn cùng tiếng cồng chiêng vang vọng.
Ông Bùi Viết Hà - Chủ tịch Hội Du lịch Măng Đen cho biết: Trong việc phối hợp tổ chức Chợ phiên Măng Đen, ban đầu chúng tôi cũng rất khó khăn để kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào Chợ phiên. Tuy nhiên, với quyết tâm vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện, xã và Hội Du lịch Măng Đen, Chợ phiên ngày càng trở nên đông đúc, tấp nập người bán lẫn người mua. Số đơn vị tham gia bán hàng cũng ngày một tăng lên với chủng loại hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú.
Ngoài ra, tại chợ phiên còn có các gian hàng ẩm thực đặc trưng văn hoá vùng miền và hướng dẫn làm các món ăn địa phương để du khách có những trải nghiệm văn hóa đặc sắc và thú vị.
Để Chợ phiên tiếp tục trở thành điểm đến độc đáo, hấp dẫn du khách trong thời gian tới, chị Vũ Thị Hồng Phương cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì, phát huy các sản phẩm đặc trưng vùng miền của huyện; xây dựng quy chế hoạt động của chợ tạo thuận lợi cho người bán lẫn người mua; làm mới, sửa chữa các gian hàng theo hướng gần gũi với thiên nhiên, hài hòa với không gian xung quanh. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ chọn lọc đưa các yếu tố văn hóa truyền thống, ẩm thực mang tính đặc trưng của các dân tộc tại chỗ vào Chợ phiên phục vụ du khách hướng đến mục tiêu xây dựng Chợ phiên Măng Đen thành một điểm đến mới lạ, góp phần vào sự phát triển của du lịch huyện Kon Plông nói riêng và du lịch Kon Tum nói chung".
Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình