Thứ năm 21/11/2024 21:08

Chính thức đón nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam

Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Drigung Kagyu Samten Ling Việt Nam tại Samten Hills Dalat được trao Bằng chứng nhận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Ngày 7/3/2022, tại Samten Hills Dalat, Lâm Đồng, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chính thức trao tặng “Chứng nhận Không gian văn hóa tâm linh dành cho Không gian Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat, Việt Nam - được kiến tạo bởi Đại lão Hòa Thượng Drubwang Sonam Jorfel Rinpoche của dòng truyền thừa Drigung Kagyu, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Phật giáo Kim cương Thừa tại Việt Nam”.

Không gian Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat, Việt Nam

Với sự hỗ trợ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồngvà sự chứng nhận của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat là tâm nguyện của Đại lão Hòa thượng Drubwang Sonam Jofel và các học trò của mình. Không gian nhằm góp phần khơi thông dòng chảy Phật giáo Kim cương thừa tại Việt Nam với những hạt giống của sự tỉnh thức, sự giác ngộ và tâm từ bi, nơi cảm nhận được niềm an lạc, hoan hỉ lan tỏa, nơi con người có thể dễ dàng cảm nhận và chiêm bái tại không gian di sản văn hóa tâm linh Phật giáo ngay tại đất nước Việt Nam.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chính thức trao tặng Chứng nhận Không gian văn hóa tâm linh dành cho Không gian Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat, Việt Nam.

Cùng ngày, sự kiện khoa học “Những dấu ấn lịch sử của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam” đã được tổ chức trong khuôn khổ Lễ khánh thành Không gian văn hóa tâm linh tại Samten Hills Dalat, Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại tọa đàm “Những dấu ấn lịch sử của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam”, các nhà khoa học cùng giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới về di sản của Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam.

Từ hơn một nghìn năm trước, theo chân các cao tăng từ Ấn Độ, Phật giáo Mật tông đã đi vào lãnh thổ Việt Nam và để lại những di sản quan trọng trong việc hình thành không gian Phật giáo của người Việt. Đến ngày nay, những di sản đó vẫn còn nguyên giá trị với đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nhưng cùng với việc du nhập của nhiều luồng văn hóa, sự phát triển của đời sống hiện đại, không dễ bóc tách và nhận diện các dấu ấn của Phật giáo Mật tông nói chung và Phật giáo Kim Cương thừa nói riêng tại nước ta. Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu với sự tư vấn của các nhà khoa học hàng đầu, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam ghi nhận hệ thống biểu tượng Phật giáo tại quần thể Samten Hills Dalat là một công trình độc đáo, giàu giá trị văn hóa và vô cùng hiếm có tại Việt Nam.

“Dễ dàng nhận thấy trong các nét vẽ của các họa sư từ Himalaya không chỉ có kỹ thuật truyền thừa, mà còn mang theo cả lòng thành kính với Phật pháp từ trong tâm khảm. Không thể vẽ được như vậy chỉ thuần túy bằng kỹ thuật”, TS Trần Hậu Yên Thế, Đại học Quốc gia khẳng định.

Không gian văn hóa Phật giáo Kim Cương Thừa tại Samten Hills Dalat là một quần thể được tạo tác bằng những thực hành mỹ thuật cổ xưa từ đôi bàn tay của những họa sư đến từ vùng đất Nepal - nơi đã sinh ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bậc thầy lớn của nhân loại. Từng đường nét, họa tiết đều được thực hiện bởi định lực và sự hợp nhất Thân - Tâm của các nghệ nhân họa sư. Tất cả họa tiết và hình vẽ mang những ý nghĩa sâu xa,cao quý và huyền bí.

Cũng có cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự đặc biệt trong hệ thống tượng pháp tại Samten Hills Dalat. Trên tấm bia Minh tịnh tự bi văn lập năm Quang Hựu thứ 6 (1090) nhắc tới việc dựng tượng A Dật Đa thuần kim sắc tướng, gia phu tọa sư tử nghê đài. Tam dịch như sau: tượng A Dật Đa (tức Di Lặc) thếp vàng rực rỡ, lại đặt tòa sư tử nghê đài. Pho tượng Phật Di Lặc ở ở Samten Hill Dalat có rất nhiều điểm tương đồng với mô tả trên văn bia thời Lý.

Biểu tượng Di Lặc theo phong cách Mật tông tại Samten Hills Dalat chính là Đấng Cứu thế trong quan niệm Phật giáo Ấn Độ. Trong Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), Đức Phật Di Lặc được đặt ở vị trí thứ ba nên cũng thường được gọi là Đức Phật của tương lai (The future Buddha).

Bên cạnh đó, quần thể các công trình văn hoá Phật giáo được Hòa thượng Drubwang Sonam Jorfel Rinpoche - Một vị Tu sĩ đáng kính đến từ vùng đất Phật thanh tịnh Ladakh, Ấn Độ - kiến tạo; cũng là những nét thu hút các du khách, các tín lữ và người yêu mến văn hóa thập phương.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: không gian văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024