Thứ tư 13/11/2024 15:48

Chính sách phòng vệ thương mại tạo động lực cho ngành mía đường phát triển

Hiện nay, công cụ phòng vệ thương mại đang phát huy rất tốt hiệu quả trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mía đường trong nước.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) xung quanh vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA)

Thưa ông, thời gian qua giá đường đã liên tục tăng cao. Ông đánh giá như thế nào về diễn biến giá đường từ nay đến cuối năm?

Thời gian qua, xu hướng tăng giá đường là xu hướng chung trên toàn thế giới và Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng này. Theo đánh giá của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay, giá đường tại Việt Nam đang ở mức hợp lý, không quá cao nếu so với các nước xung quanh.

Bên cạnh đó, ngày 28/11, Bộ Công Thương đã tổ chức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường và có 107.000 tấn đường sẽ được đưa vào Việt Nam vào dịp từ nay đến cuối năm, là nguồn bổ sung quan trọng cho các ngành chế biến thực phẩm dịp cuối năm.

Trong niên vụ 2022-2023, giá mua mía đã được ngành đường Việt Nam liên tục nâng lên, hiện nay đã đến mức 1,1-1,3 triệu đồng/tấn mía, là mức tương đương so với các nước sản xuất mía đường trong khu vực. Mức giá này cũng đảm bảo bà con nông dân có lãi, dẫn đến việc diện tích mía không ngừng gia tăng. Đồng thời cho thấy ngành mía đường Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể dưới tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng từ năm 2021.

Hiệp hội cũng đang khuyến cáo doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thu mua mía cho bà con nông dân. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã công bố giá thu mua mía cho bà con trong niên vụ 2023 – 2024 và không có đơn vị nào công bố giá mua thấp hơn năm ngoái mà đều bằng hoặc cao hơn. Với mức giá này, người nông dân chắc chắn có lãi.

Doanh nghiệp mía đường được hưởng lợi từ các chính sách phòng vệ thương mại

Ông đánh giá gì về những biện pháp mà Bộ Công Thương triển khai thời gian qua để tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ cho ngành mía đường trong nước?

Các công cụ phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương được Hiệp hội đánh giá rất cao vì đang phát huy rất tốt hiệu quả. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, ngành mía đường sẽ không thể có được vị trí như hiện nay. Khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, giá đường liên tục tăng, giá mía liên tục tăng, diện tích mía phục hồi. Tuy rằng sự phục hồi chưa thể trở lại như trước đây nhưng tín hiệu là rất tích cực.

Bên cạnh đó, việc các cơ quan chức năng sử dụng công cụ hạn ngạch là tương đối tốt. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập như đường nhập lậu vẫn còn hoành hành. Điểm tích cực là giá đường ở Thái Lan hiện nay vẫn ở mức cao nên khi nhập lậu vào trong nước cũng không tác động quá lớn đến đường Việt Nam. Tuy nhiên về lâu dài, vẫn phải tiếp tục “chiến đấu” với đường nhập lậu.

Ông có khuyến cáo gì đối với doanh nghiệp ngành mía đường trong niên vụ sắp tới để tận dụng được cơ hội từ các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như lợi thế thị trường hiện nay?

Trong khối ASEAN, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia chính sản xuất đường từ mía. Năng suất trồng mía của Việt Nam thuộc loại khá so với các nước, giá mía cũng liên tục tăng trong các niên vụ gần đây. Tuy nhiên, giá đường Việt Nam đang ở mức thấp nhất so với các quốc gia trồng mía.

Với điều kiện này, Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp củng cố chuỗi liên kết với bà con nông dân để ngành mía đường tiếp tục phục hồi. Đồng thời tăng cường, sản xuất thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu, áp dụng công nghệ mới trong phát triển sản xuất mía đường.

Xin cảm ơn ông!

Theo kết quả tổng hợp của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng diện tích trồng mía vụ 2022/23 là 141.906 ha, tăng 17.151 ha (13,75%) so với vụ 2021/22 là 124.753 ha. Ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ ép mía 2022/23 trong tháng 6/2023. Sản lượng kết thúc vụ đã ép được 9.645.456 tấn mía, sản xuất được 935.104 tấn đường các loại. So sánh với vụ ép mía 2021/22 sản lượng mía ép đạt 128% và sản lượng đường đạt 125%. So sánh với vụ ép mía 2020/21, sản lượng mía ép đạt 143% và sản lượng đường đạt 136%.
Phương Lan (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Ngành mía đường

Tin cùng chuyên mục

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Indonesia ban hành báo cáo dữ kiện trọng yếu vụ điều tra chống bán phá giá Polypropylene Copolymer

Hoa Kỳ kết luận cuối cùng vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Doanh nghiệp gỗ thiệt hại lớn khi bị vào 'tầm ngắm' điều tra phòng vệ thương mại

Hướng dẫn tham gia vụ Nam Phi điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu từ Việt Nam