Thứ hai 25/11/2024 12:21

Chính sách năng lượng ngày càng hoàn thiện

Ngày 21/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác kinh tế liên bang Thụy Sỹ tổ chức hội nghị tổng kết dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP).
Sau 9 năm triển khai, khung chính sách năng lượng tái tạo ngày càng hoàn thiện

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương; bà Madhu Raghunath, Trưởng nhóm Phát triển Bền vững Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; đại diện các bộ, ngành; Sở Công Thương các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai,...; các ngân hàng thương mại, trường đại học chuyên ngành, chủ đầu tư, tổ chức quốc tế và các cơ quan thông tấn báo chí.

Dự án REDP có tổng kinh phí viện trợ ODA tương đương 204,272 triệu USD, trong đó nguồn vốn tài trợ không hoàn lại là 2,272 triệu USD. Mục tiêu của Dự án nhằm phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) đấu nối lưới điện quốc gia trên cơ sở thương mại, bảo đảm phát triển bền vững.

Dự án REDP đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác đầu tư xây dựng các dự án NLTT; hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện khung chính sách pháp lý về NLTT, tháo gỡ một số rào cản trong việc huy động nguồn vốn thương mại phát triển NLTT; đồng thời cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực các Trường Đại học chuyên ngành, cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực NLTT.

Thông qua tiểu hợp phần tín dụng đầu tư Dự án đã tài trợ cho 19 dự án NLTT với tổng công suất lắp đặt 320,4 MW.

Theo đánh giá chung, Dự án REDP đã được triển khai đúng tiến độ và hoạt động hiệu quả góp phần tích cực đối với việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường đặc biệt đối với các vùng trực tiếp hưởng lợi từ Dự án.

Đại diện Cục Điện lực và NLTT Bộ Công Thương phát biểu

Theo Cục Điện lực và năng lượng tái tạo ( Bộ Công Thương) nhu cầu năng lượng nói chung và nguồn điện nói riêng của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng, Việt Nam từ một nước xuất khẩu tịnh năng lượng đã trở thành nước nhập khẩu tịnh về năng lượng, ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguồn than và khí hóa lỏng từ nước ngoài. Trong bối cảnh này, việc phát triển NLTT ở Việt Nam là xu thế tất yếu nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào than nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp và bảo vệ môi trường.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh: “Dự án phát triển NLTT giai đoạn 2009-2018 do WB và SECO tài trợ có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng, hỗ trợ toàn diện cho Chính phủ Việt Nam về chính sách phát triển NLTT và thu hút các nguồn lực xã hội trong hoạt động đầu tư phát triển NLTT tại Việt Nam”.

Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải