Thứ năm 14/11/2024 05:33

Chính quyền Trump tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Hồng Kông để trừng phạt Trung Quốc

Ngày 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Hồng Kông và thực hiện các hành động khác để trừng phạt Trung Quốc vì những động thái mà ông gọi là "gây phiền toái sâu sắc" nhằm kiểm soát nhiều thuộc địa cũ của Anh.

Trong một bước đi cụ thể, Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố hôm 29/5 để tạm dừng cấp thị thực cho các sinh viên Trung Quốc học tập tại các trường đại học Mỹ nhằm chống lại hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc. Trong một động thái khác, Tổng thống Trump đã rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Có lẽ trong hành động thương mại quan trọng nhất, Tổng thống Trump cho biết chính quyền Mỹ sẽ thực hiện các bước để thu hồi chế độ ưu đãi đặc biệt dành cho Hồng Kông như một lãnh thổ hải quan và du lịch riêng biệt với phần còn lại của Trung Quốc. Đối với Hồng Kông, từ lâu đã được miễn trừ các quy định của Mỹ đối với Trung Quốc, do đó, một động thái như vậy sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Hồng Kông phải chịu mức thuế tương tự với mức thuế mà chính quyền Trump đã đơn phương áp đặt đối với hàng hóa trị giá hơn 350 tỷ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, những tuyên bố rộng hơn của Trump dường như bảo đảm cho mối quan hệ tài chính, thương mại quốc tế và các mối quan hệ kinh doanh khác mà cả Hồng Kông và Trung Quốc đều được hưởng, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau thông báo của chính quyền Trump, phản ánh sự nhẹ nhõm của các nhà đầu tư rằng Mỹ không tiếp tục quan hệ với Bắc Kinh bằng cách rút khỏi thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà cả hai nước đã ký vào tháng 1. Trong một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể không đạt được các mục tiêu mua hàng đầy tham vọng theo thỏa thuận thương mại đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm 29/5 đã hạ ước tính 1 tỷ USD về số lượng nông sản mà Mỹ sẽ xuất khẩu cho Trung Quốc trong năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 9. Hành động của Trump diễn ra sau cuộc bỏ phiếu của cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc hôm 28/5 để áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông, làm tăng nghi ngờ về tương lai của cơ chế “một quốc gia, hai chế độ” đã định hướng cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Hồng Kông trong hơn hai thập kỷ. Các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận việc có ý định loại bỏ quyền tự trị hạn chế của Hồng Kông theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” kể từ khi chấm dứt sự cai trị của Anh năm 1997. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ đã xác định Hồng Kông là không còn đủ tự chủ để đảm bảo đối xử ưu đãi đặc biệt của Mỹ.

Cơ chế đặc biệt của Hồng Kông theo Đạo luật Chính sách Mỹ-Hồng Kông năm 1992 đã biến nơi đây thành một thiên đường hấp dẫn cho các công ty Mỹ muốn bán hàng hóa vào Trung Quốc và phần còn lại của khu vực xung quanh. Nếu chính quyền Trump thực hiện loại bỏ tất cả sự đối xử đặc biệt đối với Hồng Kông, thì cũng sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các công ty Mỹ đang hoạt động ở đó. Ước tính 85.000 công dân Mỹ sống ở Hồng Kông, nhiều người trong số họ làm việc cho hơn 1.300 công ty Mỹ có hoạt động tại đây. Gần như mọi công ty tài chính lớn của Mỹ đều có sự hiện diện ở Hồng Kông, với hàng trăm tỷ đô la tài sản được quản lý. Tổng thống Trump đã dừng việc áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty tài chính Mỹ được đầu tư nhiều vào Hồng Kông. Nhưng sẽ nghiên cứu các hoạt động khác nhau của các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ để bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ tốt hơn.

Hồng Kông đã xuất khẩu khoảng 4,7 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ vào năm 2019, giảm từ mức 6,3 tỷ USD năm 2018, ít nhất một phần là do cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc. Tổng số đó chỉ là một phần nhỏ trong số hàng hóa trị giá 452 tỷ USD mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục năm ngoái. Tuy nhiên, việc chấm dứt hoặc cắt giảm đáng kể chế độ ưu đãi đặc biệt của Hồng Kông bằng cách tăng thuế nhập khẩu có thể có nhiều hơn tầm quan trọng mang tính biểu tượng. Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết Hồng Kông chỉ chiếm 3% GDP của Trung Quốc, nhưng đóng một vai trò to lớn trong nền kinh tế và các mối liên hệ với phần còn lại của thế giới.

Duy Hưng
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine 'nhẹ nhõm' với lựa chọn nội các của ông Donald Trump

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine 'chặn đứng' 50.000 lính Nga, Pháp lạc quan về tương lai của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11: Ông Trump cam kết 'nóng' về đàm phán hòa bình; chiến trường Kursk hoá 'chảo lửa'

Làn sóng doanh nghiệp Nga phá sản gia tăng

Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn 'kế hoạch lớn' cho tương lai Trung Đông

Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine