Thứ bảy 28/12/2024 05:34

Chính phủ Mỹ ôm khoản nợ công khổng lồ, chưa tìm ra giải pháp cụ thể

Những dự báo về triển vọng nợ công của Mỹ cho thấy tỷ lệ nợ công đang tăng kỷ lục với tốc độ không bền vững, nguy cơ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Trong dự báo mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), nợ của Chính phủ liên bang Mỹ đang trên đà tăng từ 97% GDP trong năm ngoái lên 116% vào năm 2034 - thậm chí cao hơn cả thời Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Từ các yếu tố như doanh thu thuế, chi tiêu quốc phòng và lãi suất, các dự báo của CBO công bố đầu năm nay được củng cố bởi những giả định lạc quan. Dựa vào kỳ vọng hiện tại của thị trường về lãi suất, tỷ lệ nợ công so với GDP sẽ tăng lên tới 123% vào năm 2034. Theo giả định của người dân ở Washington, nếu các biện pháp cắt giảm thuế của cựu Tổng thống Donald Trump vẫn còn duy trì thì những gánh nợ còn nặng nề hơn nữa.

Nợ của Chính phủ liên bang Mỹ đang trên đà tăng từ 97% GDP trong năm ngoái lên 116% vào năm 2034. (Ảnh minh họa)

Báo cáo của CBO cảnh báo rằng, nợ công ngày càng tăng của Mỹ sẽ làm tăng các khoản thanh toán lãi của Chính phủ cho những người nắm giữ trái phiếu kho bạc nước ngoài, đồng thời gây áp lực lên chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế.

Maya MacGuineas, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang có trách nhiệm cho biết: “Chúng tôi đang hướng tới mức chi tiêu kỷ lục, mức thâm hụt kỷ lục, mức nợ kỷ lục, khoản thanh toán lãi kỷ lục – danh sách này vẫn tiếp tục. Chúng ta đang trên một quỹ đạo tồi tệ về mặt tài chính”.

Việc cắt giảm phần lớn thuế, tăng cường các gói kích cầu khổng lồ của chính phủ trong và sau đại dịch, cũng như lãi suất tăng mạnh đã khiến nợ công tăng hơn gấp đôi trong vòng 15 năm qua, từ dưới 17 nghìn tỷ USD năm 2009 lên hơn 34 nghìn tỷ USD.

Các cơ quan giám sát cũng coi lạm phát, đồng đô la suy yếu và khủng hoảng tài chính toàn cầu là rủi ro nợ nần. Tuy nhiên, với vai trò trung tâm của đồng đô la trong nền tài chính quốc tế và vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ làm giảm khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng thị trường. Nhưng nếu vị thế của đồng đô la bị xói mòn, với việc Mỹ không chỉ mất khả năng tiếp cận nguồn tài chính giá rẻ mà còn cả quyền lực và uy tín toàn cầu.

Trong lĩnh vực tài chính, nhà sáng lập công ty quản lý quỹ phòng Citadel, ông Ken Griffin trong một lá thư gửi nhà đầu tư ngày 1/4 nhận định, nợ công của Mỹ là một “mối lo ngày càng lớn, không thể bỏ qua”. Vài ngày trước đó, CEO Larry Fink của công ty quản lý tài sản BlackRock cho biết, tình hình nợ công của Mỹ “đang cấp bách hơn những gì tôi có thể nhớ”.

Việc cắt giảm phần lớn thuế, tăng cường các gói kích cầu khổng lồ của chính phủ trong và sau đại dịch, cũng như lãi suất tăng mạnh đã khiến nợ công của Mỹ tăng hơn gấp đôi trong vòng 15 năm qua. (Ảnh minh họa)

Trong số 5% kết quả tồi tệ nhất mà mô hình nghiên cứu của Bloomberg chỉ ra, tỷ lệ nợ công trên GDP năm 2034 sẽ ở mức trên 139%, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ có tỷ lệ nợ công/GDP vào năm 2034 cao hơn cả Ý, quốc gia thường xuyên rơi vào khủng hoảng nợ vào năm ngoái.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần giảm thâm hụt và đi theo con đường bền vững về mặt tài chính. Các đề xuất của Chính phủ đưa ra có cơ hội giảm thâm hụt đáng kể để tiếp tục giữ mức chi phí lãi vay hợp lý. Nhưng chúng ta cần phải đồng lòng để cố gắng đạt được những khoản tiết kiệm đó” - Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói với các nhà lập pháp vào tháng Hai vừa qua.

Để đi đến một con đường nợ bền vững sẽ cần có hành động từ Quốc hội. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ lại đang có sự chia rẽ sâu sắc giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa. Các nghị sỹ Cộng hòa, những người kiểm soát Hạ viện muốn cắt giảm phần lớn chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách, nhưng lại không đưa ra chi tiết cụ thể về những khoản chi mà họ muốn cắt giảm. Đảng Dân chủ, những người nắm đa số ở Thượng viện, cho rằng chi tiêu không phải là tác động chính làm suy giảm sự bền vững của nợ, mà lãi suất và thu ngân sách từ thuế mới là những yếu tố chủ chốt. Ngoài ra, không bên nào đồng ý việc cắt giảm chương trình phúc lợi lớn như chế độ an sinh xã hội hay chăm sóc y tế.

Sự nổi lên của thị trường Trung Quốc và các thị trường mới khác đang làm suy yếu giá trị đồng đô la trong thanh toán thương mại, tài chính xuyên biên giới và dự trữ ngoại hối. Nhà đầu tư nước ngoài chiếm thị phần ngày càng giảm trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trong bối cảnh nợ liên bang ngày càng tăng. Mặc dù nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ gần đây đã được hỗ trợ bởi kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất, nhưng động lực đó không phải lúc nào cũng có hiệu quả.

Khánh Ly
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử