Thứ năm 26/12/2024 11:55

Chính phủ họp thường kỳ tháng 4/2022: Sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022 diễn ra ngày 29/4/2022 cho thấy, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội có mức tăng trưởng tốt hơn trước đại dịch Covid-19.

Theo chương trình phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, qua các báo cáo, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, hội nhập.

Thủ tướng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật thần và tinh thần, niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố và tăng cường. Vị thế và uy tín đất nước ta trên thị trường quốc tế được nâng lên.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022

Thủ tướng cũng lưu ý tình hình thời gian tới còn nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố trong nước và quốc tế. Nhắc lại đợt bùng phát dịch lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4/2021 trong dịp nghỉ lễ, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành không được lơ là, chủ quan dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, trong bối cảnh Việt Nam có độ bao phủ vaccine lớn nhưng độ mở cửa cũng rất lớn.

Cùng với đó, phải chuẩn bị tốt cho nhiều sự kiện quan trọng trong tháng 5 như Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII và khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, SEA Games 31…

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tại phiên họp cho thấy, tiếp nối đà phát triển của quý I, tình hình tháng 4 tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, các cân đối lớn được bảo đảm và có dư (thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, điện và lao động đủ); nhiều lĩnh vực đạt mức tốt hơn cả những năm trước đại dịch.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng thấp nhất của tháng 4 trong giai đoạn 2017-2022); các cân đối lớn, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 45,7% dự toán, tăng 13,3%.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng tăng 7,5%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,3% (cao hơn tốc độ tăng 5,8% và 9,6% của cùng kỳ năm 2018 và 2019, những năm chưa có dịch Covid-19). Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 3,9% so cùng kỳ.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 4 khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,1% so cùng kỳ; tính chung 4 tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu 4 tháng tăng 16,4%, nhập khẩu tăng 15,7%, xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD. Du lịch phục hồi mạnh mẽ; khách quốc tế tháng 4 gấp 5,2 lần cùng kỳ; 4 tháng tăng 184,7%.

Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 4 tăng 6,6% so cùng kỳ; 4 tháng đạt 109,6 nghìn tỷ đồng, bằng 20,6% kế hoạch, tăng 9,1% so cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 4 tháng đạt 5,92 tỷ USD (mức cao nhất từ năm 2018 đến nay), tăng 7,6%.

Hoạt động khởi sự doanh nghiệp nở rộ, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao nhất từ trước tới nay với hơn 15 nghìn doanh nghiệp; trong 4 tháng số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12,3%, doanh nghiệp trở lại hoạt động tăng 60,6%; tổng số vốn đăng ký bổ sung tăng 39,4% so cùng kỳ. Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số được đẩy mạnh; phát triển các mô hình, hoạt động kinh doanh mới, thương mại điện tử…

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững