Thứ ba 13/05/2025 23:37

ChildFund Việt Nam triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em “Cái ôm ấm áp”

ChildFund Việt Nam và tổ chức ChildFund Hàn Quốc chính triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em mang tên “Cái ôm ấm áp”.

ChildFund Việt Nam (Quỹ bảo vệ Trẻ em Việt Nam) cho biết, chiến dịch “Cái ôm ấm áp” được tổ chức nhằm bảo vệ trẻ em với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bạo hành trẻ em và quyền trẻ em, đồng thời thúc đẩy cộng đồng, bao gồm chính các em, có thể kịp thời tìm kiếm sự hỗ trợ bằng cách gọi đến Đường dây trợ giúp trẻ em quốc gia 111.

Chiến dịch bảo vệ trẻ em “Cái ôm ấm áp” chính thức được triển khai tại Việt Nam

Chiến dịch bảo vệ trẻ em “Cái ôm ấm áp” chính thức được triển khai tại Việt Nam cùng thông điệp “Một vòng tay ấm áp xoa dịu mọi tổn thương” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn nạn bạo hành trẻ em, cũng như lan tỏa thông điệp về việc yêu thương, bảo vệ trẻ nhỏ. Chiến dịch này được thực hiện bởi Tổ chức ChildFund Việt Nam và ChildFund Hàn Quốc với sự tài trợ bởi Công ty TNHH Bảo Hiểm Hanwha Life.

Bạo hành trẻ em là một vấn đề nhức nhối trong xã hội và đang ngày càng gia tăng. Theo Bộ Công An và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2021, có gần 2000 vụ bạo hành trẻ em được ghi nhận, đặc biệt có tới 72,84% trẻ em Việt Nam đã từng bị bạo lực về thể chất từ chính những người thân trong gia đình (tăng 5,3% so với năm 2020). Tình trạng này cũng chịu ảnh hưởng của giai đoạn dịch Covid-19, khi trường học đóng cửa và các biện pháp hạn chế đi lại đã làm tăng thời gian trẻ em phải ở nhà (theo UNICEF, 2020). Cũng theo đánh giá của UNICEF, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong năm 2021, hơn 507.800 cuộc gọi tới Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 được ghi nhận. Riêng trong quý 1/2022, Tổng đài đã tiếp nhận 202.098 cuộc gọi đến; tư vấn 10.603 ca, tăng 3.333 ca tương ứng với 45,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Nỗi đau và tổn thương tâm lý của trẻ có thể hình thành từ những lời quát mắng, những hành động bạo lực xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực của người lớn. Những tổn thương về thể xác và tinh thần từ tuổi thơ sẽ không chỉ dừng lại là nỗi đau của một đứa trẻ mà có thể tạo nên vòng lặp tiêu cực trong tương lai. Tuy nhiên, nhận thức chung của mọi người về việc trình báo còn chưa rõ ràng và chưa có quy chế cụ thể; ngoài ra, các em cũng chưa nhận thức được việc cần trình báo một cách kịp thời để nhận được sự tư vấn miễn phí và sự bảo vệ cần thiết.

Chiến dịch “Cái ôm ấm áp” với thông điệp “Một vòng tay ấm áp xoa dịu mọi tổn thương” chính là lời nhắn nhủ tới người lớn hãy giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em bằng tình yêu thương. Những sẻ chia dù là nhỏ bé, những hành động yêu thương dù là giản đơn cũng có thể giúp trẻ em cảm thấy được chở che và chữa lành nơi tâm hồn. Ngoài ra, nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo vệ trẻ em kịp thời, dự án này cũng khuyến khích mọi người gọi đến đường dây nóng 111 để trình báo và nhận tư vấn miễn phí về các vấn đề bạo lực trẻ em.

Quốc Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Công đoàn Công Thương lan tỏa giá trị nhân văn vì người lao động

Hà Nội: Cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội - JICA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong bối cảnh mới

Để kỳ nghỉ hè thành hành trình trưởng thành của trẻ

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới