Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin?

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin khi hai dân tộc có nhiều ràng buộc trong các cuộc chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 11/4/2024: Ông Zelensky hé lộ kế hoạch phản công; NATO đưa lính tinh nhuệ tới thành phố Ukraine Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/4/2024: Tổng thống Ukraine muốn tấn công cầu Crimea; Chasov Yar trong tầm ngắm Chiến sự Nga-Ukraine ngày 12/4/2024: Tướng Mỹ đánh giá lợi thế của Nga; Ukraine cân nhắc cho tù nhân nhập ngũ

Trong những cuộc xung đột gần đây của Nga, danh xưng về những đội quân thiện chiến đến từ CH Chechnya luôn nhận được sự quan tâm lớn từ giới truyền thông.

Điều đó không chỉ đến từ sự thiện chiến và tuyệt đối trung thành với nước Nga của từng người lính Chechnya, mà còn là truyền thống lâu đời của một dân tộc thượng võ vùng Kavkaz.

Sự gắn bó lâu đời của hai dân tộc Nga và Chechnya

Để nói về cội nguồn của tinh thần thượng võ, tử vì đạo và tuyệt đối trung thành của dân tộc Chechnya, chúng ta cần tìm về lịch sử trước đây của dân tộc vùng núi Bắc Kavkaz này.

Là vùng đất không được thiên nhiên ưu ái với địa hình chủ yếu là núi cao và cao nguyên khô cằn, xen kẽ với các thung lũng nên đất nước Chechnya đã tạo cho mình những người dân kiên cường chống chọi với thiên nhiên, tính cách cương trực, mạnh mẽ của người Chechnya cũng một phần đến từ môi trường sinh sống đặc biệt này.

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin?
Dù có nhiều thăng trầm trong lịch sử, nhưng quan hệ giữa 2 dân tộc Nga vàChechnya
luôn được ràng buộc qua các cuộc chiến. Ảnh: Lenta

Cùng với đó, một điều đặc biệt làm nên tính cách cứng rắn và tuyệt đối trung thành của người Chechnya chính là dòng đạo Hồi Sunny với các giáo luật hà khắc. Trong khi đó phần lớn các quốc gia làng giềng của Chechnya lại là các quốc gia theo đạo Hồi Shia. Đặc biệt là sự phản kháng của người Chechnya trước sự bành trướng của đế chế Otoman từ thế kỷ 15. Sự mâu thuẫn về tín ngưỡng đã khiến người Chechnya luôn có tư tưởng phòng thủ và chuẩn bị cho kịch bản chiến trang trong suốt lịch sự tồn tại. Đây cũng là lý do tại sao những người dân vùng núi Kavkaz là dân tộc chiến binh.

Ngoài ra, chính vì phải tồn tại trong “vòng vây” của những quốc gia Hồi giáo đối địch, người Chechnya đã biết cách tự tìm “đồng minh” cho chính mình. Đó chính là dân tộc Nga. Hai dân tộc đã có sự kết nối từ thế kỷ 18 và sau đó dù trải qua bao thăng trầm, mối liên kết này vẫn được duy trì trong suốt thời kỳ Sa hoàng Nga, Liên bang Xô Viết và Liên bang Nga hiện nay.

Uy danh đến từ chiến trường

Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại, người Chechnya đã thể hiện tinh thần quật cường và có khả năng đề kháng mạnh mẽ với sự can thiệp ngoại lai. Nổi bật chính là hàng loạt cuộc nổi dậy chống lại đế chế Otoman, Sa hoàng Nga và sau này là cả dưới thời Liên Xô trong Thế chiến 2.

Chính trong những trận chiến đó, nhưng chiến binh “tử vì đạo” Chechnya đã tạo được danh tiếng của mình như một đội quân không sợ chết, hết mực trung thay hay “đội quân tử thần”.

Khi Liên Xô tan vỡ, trong 2 cuộc chiến Chechnya lần 1 và lần 2, người Chechnya lại một lần nữa thể hiện là những chiến binh tinh nhuệ, chiến đấu tới cùng và gây tổn thất không nhỏ trước đối thủ là Quân đội Nga hùng mạnh với ưu thế tuyệt đối về quân số và hỏa lực. Chắc hẳn đã có nhiều người nghe tới các nhóm tác chiến chống tăng của trong thành phố Grozny từng tạo ác mộng cho Quân đội Nga hay các nhóm chiến binh tự vì đạo tấn công khủng bố luồn sâu trong lãnh thổ Nga khi chiến tranh chưa chấm dứt.

Tất cả đã thay đổi khi Akhmad Kadyrov, một lãnh đạo của phong trào ly khai Chechnya quyết định chọn Tổng thống Vladimir Putin làm đồng minh trong cuối những năm 1999. Dân tộc chiến binh này đã một lần nữa sát cánh cùng Quân đội Nga trong các hoạt động quân sự không chỉ trong lãnh thổ, mà còn là tại nhiều khu vực trên thế giới.

Với đội quân kỷ luật, tinh nhuệ và tinh thần “tử vì đạo”, các binh sĩ Chechnya luôn là lực lượng đi đầu và làm cho đối thủ khiếp sợ trước cả khi có sự hiện diện của họ. Điều này có thể thấy rõ trong hoạt động quân sự tại Gruzia năm 2008 hay trong các hoạt động quân sự tại Syria kể từ năm 2014. Các chiến binh Chechnya đã thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo danh tiếng trong các hoạt động chống lại các chiến binh khủng bố, bảo vệ căn cứ không quân Hmeymin, cũng như hỗ trợ Chính quyền Syria đảm bảo an ninh tại nhiều đô thị lớn như Aleppo, Hama hay Damascus…

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Đội quân “tử vì đạo” Chechnya lại trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin?
Đặc nhiệm Akhmat của Chechnya đã ghi dấu trên chiến trường là đơn vị thiện chiến và trung thành, đặc biệt trong tác chiến đô thị tại Ukraine. Ảnh: Getty

Truyền thống trung thành với chính quyền Liên bang Nga của Chechnya đang được tiếp nối tới nhà lãnh đạo Ramzan Kadyrov, là con trai của Akhmad Kadyrov, người từng giữ chức Tổng thống Chechnya cho tới khi bị ám sát trong vụ đánh bom hồi tháng 5/2004. Tháng 2/2007, ông Kadyrov được Tổng thống Nga Vladimir Putin bổ nhiệm làm lãnh đạo nước Cộng hòa Chechnya; và là người ủng hộ nhiệt thành đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Ông Ramzan Kadyrov cũng từng đích thân tới chiến trường Ukraine chiến đấu. Tháng 3/2022, ông Akhmed Dudayev, quan chức phụ trách đối ngoại và thông tin Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, cho biết lãnh đạo Ramzan Kadyrov từng có mặt tại thành phố Mariupol, đông nam Ukraine, nhằm "nâng cao sĩ khí cho các quân nhân". Ông Ramzan Kadyrov cũng được Tổng thống Putin phong hàm thăng quân hàm trung tướng Vệ binh Quốc gia Nga vào thời điểm đó.

Trong xung đột Ukraine, các đơn vị Chechnya đã góp mặt từ những ngày đầu với vai trò là các đơn vị đảm bảo an ninh tuyến sau của lực lượng đột kích Nga tại Thủ đô Kiev. Sau đó, họ còn thể hiện là những đơn vị trinh sát tinh nhuệ, chỉ thị mục tiêu cho pháo binh và không quân Nga tấn công một cách hiệu quả.

Khả năng tác chiến của các chiến binh Chechnya cũng được thể hiện tại chiến trường Ukraine, khi môi trường tác chiến đô thị chính là thế mạnh của những chiến binh Hồi giáo tinh nhuệ này. Sự có mặt của các chiến binh Chechnya tại các chiến trường nóng bỏng đã một lần nữa thể hiện sự trung thành tuyệt đối với Điện Kremlin, cũng như với Tổng thống Nga Vladimir Putin; viết tiếp vào lịch sử chiến binh kiêu dũng của dân tộc vùng núi Kavkaz này.

Kim Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Xem thêm