Thứ hai 25/11/2024 05:20

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/11/2024: Ukraine có thể huy động 300.000 quân; Nga sẽ không lặp lại những sai lầm quá khứ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/11/2024: Ukraine có thể huy động 300.000 quân; Nga sẽ không lặp lại những sai lầm quá khứ.

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine:

Ukraine có thể huy động tới 300.000 quân

Quân nhân của lực lượng vũ trang Ukraine Yevgeny Ievlev cho biết trên kênh truyền hình Kiev 24 TV rằng, Kiev có thể huy động thêm 200.000-300.000 quân nữa do thiếu bộ binh ở mặt trận.

Thông tin đó không còn là bí mật nữa, bộ binh đang thiếu hụt nghiêm trọng. Mọi người đều hiểu điều này nên vấn đề huy động đang được thảo luận rất nghiêm túc - làm thế nào để huy động thêm 200.000-300.000 người”, ông Ievlev nói.

This browser does not support the video element.

Theo vị quân nhân này, do tình hình khó khăn nên các cơ quan đăng ký nhập ngũ của quân đội Ukraine bắt đầu hoạt động ở chế độ tích cực nhất.

Trước đó, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksandr Lytvynenko cho biết: "Hơn 1 triệu công dân đã tham gia lực lượng phòng vệ kể từ khi xung đột với Nga nổ ra. Chúng ta đặt mục tiêu huy động thêm hơn 160.000 quân nữa, cho phép chúng ta bố trí 85% quân số cho các đơn vị quân đội".

Theo nguồn tin, lực lượng này sẽ được huy động trong vòng 3 tháng tới.

NATO chưa quyết định đánh chặn tên lửa trên bầu trời Ukraine

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố trên kênh truyền hình Polsat, Warsaw và các đối tác NATO vẫn chưa quyết định liệu họ có đánh chặn tên lửa trên lãnh thổ Ukraine hay không.

Chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục nóng. Ảnh: RIA

Ba Lan cùng với các đối tác NATO sẽ đưa ra quyết định về việc đánh chặn tên lửa trên bầu trời Ukraine, nhưng đến nay quyết định như vậy vẫn chưa được đưa ra”, nhà ngoại giao Ba Lan nói.

Trước đó, vào tháng 7 sau cuộc đàm phán với Tổng thống Zelensky, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, Warsaw sẽ thảo luận với các đồng minh NATO về khả năng bắn hạ tên lửa bay qua khu vực phía Tây Ukraine gần biên giới Ba Lan.

Nga sẽ không lặp lại những sai lầm quá khứ

Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cho rằng, Moscow sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ và đồng ý với một thỏa thuận kiểu Minsk khác, vốn chỉ nhằm mục đích tạm dừng cuộc xung đột ở Ukraine, thay vì giải quyết nó một lần và mãi mãi.

Các thỏa thuận Minsk đã được Nga và Ukraine ký kết vào năm 2014 và 2015 với vai trò trung gian của các nhà lãnh đạo Pháp và Đức, chúng nhằm giải quyết căng thẳng sau cuộc đảo chính Maidan.

This browser does not support the video element.

Giới chức Ukraine, Đức và Pháp kể từ đó đã công khai thừa nhận họ không bao giờ có ý định tuân thủ các thỏa thuận mà lợi dụng chúng để "câu giờ" cho Kiev tái vũ trang.

Trong khi đó, Nga cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy cả Kiev và phương Tây đều không mong muốn hòa bình ở Ukraine, mặc dù Nga vẫn để ngỏ khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng bằng ngoại giao.

Cuộc xung đột sẽ được giải quyết vĩnh viễn bằng cách Nga đạt tất cả các mục tiêu trong hoạt động quân sự của mình, bao gồm cả ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa’ Ukraine”, ông Nebenzia nói.

Theo ông, lãnh thổ do Ukraine nắm giữ tiếp tục bị thu hẹp mỗi ngày và cho rằng đã đến lúc phương Tây phải xem xét lợi ích của người dân Ukraine, những người muốn hòa bình và quan hệ tốt đẹp với Nga.

Ông Zelensky nói không cần lãnh thổ Nga ở Kursk

Tổng thống Zelensky mới đây khi bình luận về hoạt động quân sự của Ukraine tại Kursk của Nga, ông nói rằng "chúng tôi không cần lãnh thổ của họ".

Chúng tôi không chiếm giữ bất cứ thứ gì - chúng tôi đã tạo ra một vùng đệm, như cách mà họ muốn tạo ra để chống lại chúng tôi theo hướng này... Chúng tôi sẽ không sống ở đó, chúng tôi sẽ không chiếm lãnh thổ của họ. Chúng tôi không quan tâm đến điều đó”, ông Zelensky cho hay.

Mục tiêu của chúng tôi là giành lại lãnh thổ của mình. Nếu việc này có hiệu quả trong việc chấm dứt chiến sự, thông qua các bước ngoại giao, hoặc thậm chí là các hành động quân sự chiến thuật hiện tại trên chiến trường, chúng tôi sẽ sử dụng nó”, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh.

Thanh Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine