Thứ hai 18/11/2024 09:20

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/6: Giữa chiến sự, Nga vẫn "lạc quan kinh tế"

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/6: Tổng thống Nga cho rằng kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng; Nga chi 3% GDP cho chiến sự tại Ukraine.

Liên quan đến tình hình chiến sự Nga – Ukraine, trong phát biểu ngày 16/6/2023 tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF)- thường được coi như một Davos do Nga đăng cai, Tổng thống Nga V.Putin vẫn bày tỏ sự lạc quan về kinh tế nước Nga.

Tôi đồng ý với những chuyên gia của chúng tôi, họ tin rằng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn sẽ lên tới 1,5%, hoặc có thể cao hơn, khoảng 2%”, Tổng thống Putin nói.

Kinh tế Nga hiện đang phải gánh chịu những gói trừng phạt hà khắc chưa từng thấy kể từ khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tháng 2/2022.

Chính phủ Nga mới đây đề xuất khoản thuế một lần đối với các công ty có lợi nhuận hàng năm 1 tỷ rúp (11,9 triệu USD) kể từ năm 2021. Khoản thuế này dự kiến bổ sung 300 tỷ rúp và giúp bù đắp thâm hụt ngân sách do giá dầu giảm.

Đài RFI căn cứ vào các thống kê của Hải quan Liên minh châu Âucho biết, dưới tác động của các biện pháp trừng phạt Nga, kim ngạch xuất khẩu của Liên minh châu Âu sang Liên bang Nga giảm 38 % trong năm 2022. Nhưng đồng thời xuất khẩu từ châu Âu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 23 %, sang Kirghizistan đã cao hơn gấp 3 lần (345%), so với hồi 2021.

Tương tự như Thổ Nhĩ Kỳ, Kirghizistan hay Ouzbekistan, Kazakhstan… nhiều thành viên trong khối G20 (20 nền kinh tế hàng đầu thế giới), không áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga - trong đó có Ấn Độ hay Brazil. G20 vẫn được coi là “tự do giao thương với Nga”. Bằng chứng rõ rệt nhất, là xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga tăng lên gần gấp đôi (82%); giao thương giữa Armenia với Nga tăng thêm 222% so với trước chiến tranh.

Giới chuyên gia cho rằng, có nhiều khả năng những khách hàng của Liên minh châu Âu là cửa ngõ để hàng hóa của châu Âu vẫn chảy đến được Nga. Liên minh châu Âu trong khi “đóng cửa” giao thương với Nga, nhưng trái lại đã đẩy mạnh các hoạt động mâu dịch với hầu hết các quốc gia chung quanh Liên bang Nga, từ Armenia đến những quốc gia vốn quan hệ chặt chẽ với Nga ở Trung Á.

Tạp chí Economist của Anh mới đây cho biết, chi phí tài chính trực tiếp của xung đột quân sự bao gồm chi tiêu cho binh lính và máy móc ước tính chiếm khoảng 3% GDP của Nga, tương đương khoảng 67 tỷ USD mỗi năm.

Binh lính Ukraine đang soát xét một chiếc xe chiến đấu bộ binh Nga loại BMP-2 bị phá huỷ tại làng Storozheve thuộc tỉnh Donetsk - Ảnh: Reuters

Theo tiêu chuẩn lịch sử, cuộc chiến hiện tại không thể so sánh được. Chẳng hạn, Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II đã chi khoảng 61% GDP và Mỹ đồng thời chi khoảng 50% GDP. Tuy nhiên, 3% cao hơn đáng kể so với 0,4% GDP mà Liên Xô đã chi cho cuộc chiến ở Afghanistan vào năm 1979.

Một lý do giải thích cho việc chi tiêu "tương đối thấp" cho chiến sự ở Ukraine là do chính trị, vì Chính phủ đã nhiều lần gọi cuộc chiến là một "chiến dịch quân sự đặc biệt", điều này có thể ngăn cản việc sử dụng một tỷ lệ cao trong GDP.

Ngoài ra còn có lý do kinh tế. Việc in thêm tiền mặt để tài trợ cho cuộc chiến sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn và đè nặng lên người dân Nga.

Đặc biệt công nghệ làm nền tảng cho các lực lượng vũ trang ngày nay tiên tiến hơn bao giờ hết, điều đó có nghĩa là quân đội cần ít người và máy móc hơn cho nỗ lực chiến tranh.

Bộ Tài chính Nga hồi tháng 5 xác nhận ngân sách quốc phòng của Nga đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi Nga bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Tính trung bình trong tháng 5, Nga đã chi gần 1 tỷ rúp, tương đương 15,5 triệu USD cho mỗi giờ tham chiến ở Ukraine.

Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, Nga được cho là đã chi tổng cộng 1,681 nghìn tỷ rúp cho quân đội. Con số này gấp ba lần số tiền Nga chi cho giáo dục (517 tỷ rúp) và chăm sóc y tế (615 tỷ rúp).

Bộ Tài chính Nga ban đầu dự báo thặng dư ngân sách 1% GDP, tương đương 1,3 nghìn tỷ rúp, cho năm 2022, nhưng hiện dự báo thâm hụt ngân sách ít nhất 1,6 nghìn tỷ rúp do hỗ trợ chi tiêu để đối phó với tác động của làn sóng suy thoái kinh tế.

Hoa Kỳ tuy dẫn đầu việc trừng phạt kinh tế Nga song điều khá bất ngờ là các công ty Hoa Kỳ vẫn âm thầm trả khoảng 1 tỷ USD mỗi năm cho các công ty hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga để mua uranium làm giàu- nguồn nhiên liệu sản xuất ra hơn một nửa năng lượng không phát thải của Mỹ.

Đây được xem là mặt hàng duy nhất của Nga không phải hứng chịu các áp lực của trừng phạt kinh tế.

Ngay từ tháng 3/2022 các tập đoàn năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ đã ra sức vận động chính quyền Biden duy trì tất cả các hợp đồng với Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước của Nga (Rosatom). Mỹ lệ thuộc đến 25 % vào uranium được làm giàu của Nga.

Nga được xem là chỉ chiếm 5% dự trữ uranium của thế giới song Nga làm chủ 2 trong số 4 công đoạn then chốt để uranium có thể được đưa vào sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân. Hai khâu đó gồm làm giàu uranium và chế biến uranium được làm giàu thành những viên bỏ vào những cái ống và chúng được gọi là những thanh nhiên liệu.

Trong cả hai lĩnh vực này, Nga chiếm lợi thế bởi hai lý do: thứ nhất là giá thành sản xuất tại Nga rất thấp, chỉ bằng nửa so với ở những nơi khác trên thế giới như ở Hoa Kỳ hay Pháp trước kia. Lý do thứ hai là nhân công cũng như giá năng lượng của Âu-Mỹ đắt hơn rất nhiều so với ở Nga.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/11: Kịch chiến nảy lửa tại Kursk; UAV Ukraine phá hủy xe phòng không Buk của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/11: Ukraine 'gặp khó' nơi tiền tuyến; Nga để mất vũ khí 'triệu đô'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/11/2024: Ukraine bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt; thời điểm đàm phán về Ukraine vẫn chưa đến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Toàn cảnh thế giới 15/11: Israel liên tục 'nã pháo' vào Beirut, Hezbollah sẵn sàng rút quân

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/11: Nga đã sẵn sàng đàm hoà; lính Ukraine đầu hàng tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/11/2024: Cựu quan chức NATO nêu 3 nhượng bộ của Nga; ông Zelensky công bố kế hoạch mới

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt 'không kích' bằng tên lửa, Israel không kích vào Beirut

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ