Chủ nhật 17/11/2024 12:17

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/7/2023: Chuyên gia phương Tây nhận định sai lầm của Ukraine khiến phản công bất thành

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/7/2023: Cựu Tổng công tố Ukraine đã chỉ ra những sai lầm của Tổng thống Volodymir Zelensky dẫn tới xung đột với Nga.

Trong bài trả lời phỏng vấn trên kênh Youtube Krapivniy, cựu Tổng công tố Ukraine Yuri Lutsenko đã chỉ ra những sai lầm của Tổng thống Volodymir Zelensky dẫn tới xung đột quân sự với Nga.

Theo đó, ông Yuri Lutsenko nhận định, nhà lãnh đạo Ukraine đã nắm đỉnh cao quyền lực trong “tình huống không có sự chuẩn bị” và phạm phải những sai lầm mang tính hệ thống để dẫn tới việc Moscow khởi động “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông này cho biết thêm, trước khi xung đột xảy ra, nền kinh tế Ukraine và quyền lực của ông Volodymir Zelensky đã ở “tình trạng nguy kịch”.

Trong vòng 3 năm qua, 21 thống đốc vùng của Ukraine đã bị thay thế. Những thay đổi tương tự cũng diễn ra ở cấp lãnh đạo bộ của quốc gia Đông Âu này.

“Việc cải tổ và thay thế nhân sự cao cấp quá nhanh đã làm bộ máy bất ổn và phá hỏng nó”, ông Yuri Lutsenko nhận định.

Trước đó, ông Dmitry Polyansky, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc đánh giá, phương Tây phải chịu trách nhiệm chính cho những gì Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky gây ra: “Cho dù bạn thể hiện mình là người bảo vệ cho đất nước Ukraine đang lâm vào tình cảnh khó khăn và nghèo khó, thì hành động của họ đã và đang phản bội họ”.

Thỏa thuận ngũ cốc hết hạn được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ tấn công gần đây của Ukraine nhằm vào Crimea.

Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đăng tải, sau khi thỏa thuận ngũ cốc chính thức hết hạn từ ngày 17/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được lời kêu gọi từ Ukraine về việc tiếp tục thỏa thuận này mà không có sự tham gia của Nga và cố gắng điều phối một con đường vận chuyển mới với Liên hợp quốc.

“Vâng. Chúng tôi đã nhận được lời đề nghị như vậy từ Kiev. Liên hợp quốc đã liên hệ với chúng tôi về vấn đề này. Hiện tại, chưa quyết định cuối cùng nào được đưa ra”, trích thông tin RIA Novosti đăng tải.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 17/7 tuyên bố sẽ đàm phán với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, vì vậy mọi quyết định liên quan đến sáng kiến ​​Biển Đen sẽ do nguyên thủ 2 quốc gia đưa ra sau khi đạt được sự đồng thuận về vấn đề này.

Về vấn đề này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres. Ông Volodymyr Zelensky cho rằng, các bên đã đồng ý làm việc để nối lại nguồn cung cấp thực phẩm qua Biển Đen. Tổng thống Ukraine nói thêm rằng Sáng kiến ​​Ngũ cốc Biển Đen phải được duy trì.

Ngày 17/7, Tổng thống Ukraine tuyên bố, dù không có Nga, Kiev vẫn phải làm mọi cách để sử dụng hành lang Biển Đen để xuất khẩu ngũ cốc.

Hiện trường nhịp cầu Crimea số 145 của Nga bị tấn công.

Về tình hình chiến sự tại Ukraine, không chỉ có Nga, ngày càng có nhiều chuyên gia phương Tây đánh giá Kiev đã mắc sai lầm khiến cuộc phản công bế tắc và có nguy cơ thất bại. Phát biểu với tờ Der Tagesspiegel của Đức, ông Franz-Stefan Gadi, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sở tại London đánh giá, Lực lượng vũ trang Ukraine thiếu khả năng phối hợp tác chiến từ cấp phân đội cho tới hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn.

“Thực tế chiến trường chứng minh, Lực lượng vũ trang Ukraine thiếu kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức hoạt động quân sự quy mô lớn, binh chủng hợp thành”, chuyên gia Franz-Stefan Gadi đánh giá và nhấn mạnh đây là nguyên nhân dẫn tới tốc độ phản công chậm và mức thiệt hại khủng khiếp của Ukraine hơn 1 tháng qua.

This browser does not support the video element.

Theo lời ông Franz-Stefan Gadi, các hoạt động quân sự của Ukraine diễn ra không đồng bộ. Thực tế, Quân đội Ukraine có thể làm được hơn thế nếu công tác tổ chức phản công có hệ thống hơn. Với tình hình hiện tại, cuộc phản công của Ukraine chỉ đơn giản là “cuộc chiến đẫm máu” dù có tung các đơn vị dự bị chiến lược vào cuộc, mà không thu được những kết quả đáng kể.

Liên quan tới hành động tấn công nhằm vào cầu Crimea, chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin trả lời hãng tin Izvestia rằng, Moscow cần các hành động đáp trả cứng rắn để ngăn ngừa các hành động tương tự từ phía Ukraine.

“Tôi cho rằng, Moscow cần không kích toàn bộ cảng Odessa, bom gồm kho nhiên liệu, kho chứa ngũ cốc và các kho hàng khác”, ông Vladislav Shurygin nói.

Hành động trên sẽ giúp “giải quyết” các vấn đề còn tồn tại với thỏa thuận ngũ cốc và nếu các động thái của Ukraine còn tiếp tục thì “các trung tâm ra quyết định” sẽ là mục tiêu ké tiếp.

Hiện tại, dù Ukraine chưa đứng ra nhận trách nhiệm liên quan tới vụ tấn công ngày 18/7, nhưng căn cứ vào vụ tấn công trước đó, nhiều quan chức Ukraine đã ám chỉ việc Kiev đứng sau vụ việc.

Kim Ngân (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Lùi một năm thực thi EUDR, Việt Nam thêm thời gian đảm bảo chuỗi cung ứng

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử