Thứ ba 29/04/2025 01:57

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/3/2024: Phương Tây thành lập liên minh gửi quân tới Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/3/2024: Phương Tây thành lập liên minh gửi quân tới Ukraine? Điều này liệu có khả thi khi sự bất đồng nội khối đang lên cao

Tờ Politico đăng tải, Pháp đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập một liên minh bao gồm các nước châu Âu sẵn sàng gửi quân tới Ukraine.

“Pháp đang thành lập một liên minh gồm các quốc gia sẵn sàng gửi quân phương Tây tới Ukraine. Tuy nhiên, động thái này đang làm mối quan hệ giữa Paris và Berlin ngày càng bế tắc, khi Đức mong muốn các hành động thận trọng hơn”, tờ Politico đăng tải.

Ấn phẩm Politico làm rõ rằng hầu hết các nước châu Âu, trong đó có Đức và Cộng hòa Czech đều tuyên bố rằng không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine. Các nước vùng Baltic, Estonia, Latvia và Litva hiện là những nước cởi mở nhất với ý tưởng thành lập liên minh gửi quân tới Ukraine.

Pháp đang đưa ra ý tưởng thành lập liên minh quân sự phương Tây triển khai tới Ukraine. Ảnh: Getty

Ngoại trưởng Pháp Stephane Séjournet đã có mặt tại Lithuania hôm 8/3, nơi ông gặp những người đồng cấp vùng Baltic và Ukraine và thảo luận về khả năng triển khai lực lượng nước ngoài giúp Kiev rà phá bom mìn tại Ukraine.

“Nga không nên cho chúng tôi biết, chúng tôi nên giúp Ukraine như thế nào trong những tháng hoặc năm tới”, Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh.

Cùng chung ý tưởng, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis khẳng định không loại trừ bất kỳ hình thức hỗ trợ nào dành cho Ukraine khi có yêu cầu.

Trong khi đó, ý tưởng về gửi binh sĩ phương Tây, trong đó có Pháp tới Ukraine đang vấp phải sự phản đối gay gắt trong nước. Lãnh đạo Đảng Những người nước Pháp, Florian Philippot chỉ trích ý tưởng của Paris về việc thành lập liên minh các nước sẵn sàng cử quân đội tới Ukraine là viển vông.

Chính trị gia này nhấn mạnh, Pháp không có lợi ích chung với các nước vùng Baltic chống Nga, lập trường như vậy rất xa với đường lối ngoại giao truyền thống của Pháp. Ông Florian Philippot băn khoăn liệu Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có muốn đi đầu trong việc khơi mào một cuộc Thế chiến thứ 3 hay không. Nếu cuộc chiến nổ ra, sẽ không có bên thắng cuộc.

"Hãy chấm dứt sự hỗ trợ thiển, tốn kém, nguy hiểm này cho Ukraine. Hãy bỏ chiến tranh và chọn hòa bình!”, ông Florian Philippot tuyên bố.

Trước đó, cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter cho rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang cố gắng lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến với Nga, bằng cách đưa ra những tuyên bố về khả năng cử binh sĩ nước ngoài tới Ukraine.

Tất cả bắt đầu vào cuối tháng 2/2024, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận khả năng gửi quân đội của các nước phương Tây tới lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Pháp lưu ý rằng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về vấn đề này, nhưng không thể loại trừ điều gì. Sau làn sóng chỉ trích, ông Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng những phát biểu của ông rất cân bằng và có suy nghĩ.

Chúng ta, những người châu Âu chắc chắn đang tiến đến giới hạn mà tất cả chúng ta cần phải ngừng hèn nhát”, Tổng thống Pháp nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorsky cho rằng việc gửi quân đội các nước phương Tây tới lãnh thổ Ukraine không thể coi là viển vông. Những lời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về sự hiện diện của quân đội NATO ở Ukraine là rất hữu ích để gây áp lực lên Nga.

Phương Tây phải theo đuổi sự leo thang bất đối xứng và có tính toán sáng tạo”, ông Radoslaw Sikorsky nói.

Trong khi đó, Thành viên Hội đồng Liên bang Nga Alexei Pushkov kêu gọi các chính trị gia Sikorsky và Macron nên suy nghĩ và thảo luận về việc gửi quân đội phương Tây đến Ukraine có thể dẫn đến điều gì.

Nga đưa ra lời cảnh báo sự hiện diện của binh sĩ phương Tây tại Ukraine có thể dẫn tới chiến tranh với NATO. Ảnh: AP.

Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov nhớ lại phản ứng của Tổng thống Pháp trước những lời chỉ trích về phát biểu của ông. Tổng thống Pháp đưa ra cụm từ “không thể loại trừ được điều gì” không có nghĩa là thực sự sẵn sàng gửi quân đội Pháp tới Ukraine.

“Mọi người đều rõ ràng rằng từ “không loại trừ” chỉ có một bước là “làm”. Về vấn đề này, tôi khuyên các ông Macron và Sikorsky cũng nên thảo luận công khai về việc những kế hoạch này có thể dẫn Pháp và Ba Lan đến đâu. Chắc chắn không thể loại trừ được điều gì?”, Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov nhấn mạnh.

Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, những tuyên bố của Tổng thống Pháp là nỗ lực nhằm ngày càng lôi kéo đất nước này vào cuộc xung đột ở Ukraine. Điều này trái với lợi ích của người Pháp.

Kim Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine tối 28/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/4: Quân đội Nga siết vây Dnepropetrovsk

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý