Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (21/2): Xuất hiện tín hiệu về thỏa thuận hòa bình mới tại Ukraine
Bên lề chuyến thăm chính thức Ukraine của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tờ Politico có trụ sở tại Mỹ đăng tải, Cố vấn Tổng thống Ukraine đã bày tỏ lo ngại về việc Washington sẽ thao túng giới chức chính trị tại Kiev bằng lời đe dọa cắt viện trợ quân sự để buộc nước này ngồi vào bàn đàm phám hòa bình với Nga.
Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Ukraine nhấn mạnh, đã có những đồn đoán và lo ngại về việc Nhà Trắng đang thúc giục Kiev khởi động vòng đàm phán hòa bình với Moscow trước khi tình hình leo thang mất kiểm soát và trong bối cảnh Quân đội Ukraine cơ bản đã không có khả năng thay đổi cục diện chiến trường trước khả năng tấn công chậm, nhưng chắc của Nga.
“Tôi cho rằng, lãnh đạo Mỹ tại Đồi Capital sẽ đưa ra thỏa thuận đảm bảo an ninh để khiến Kiev ngồi vào bàn đàm phán”, một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết.
Tờ Politico đánh giá việc Washington buộc Kiev phải ngồi vào bàn đàm phán thực tế đã đi ngược lại với cam kết của Mỹ trong cuộc xung đột này khi từng đảm bảo sẽ hỗ trợ những nguồn lực cần thiết cho Ukraine đi tới chiến thắng. Tuy nhiên, khi Ukraine không thể đạt được mục tiêu này, việc Mỹ thay đổi chính sách liên quan là điều cần thiết để tránh bị kéo vào cuộc chiến.
Sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ tại Ukraine có thể là để buộc Kiev ngồi vào đàm phán hòa bình trước khi mất thêm nhiều vùng lãnh thổ mới. Ảnh: Getty |
Ngày 20/2, Tổng thống Mỹ đã có cuộc viếng thăm bất ngờ tới Kiev. Theo The New York Times, nhà lãnh đạo Nhà Trắng đã tới Kiev bằng tàu hỏa từ Ba Lan. Phát biểu trong buổi họp báo tại Kiev, ông J. Biden đã công bố gói viện trợ mới trị giá 500 triệu USD dành cho Ukraine, bao gồm đạn pháo, vũ khí phòng không, tên lửa chống tăng và nhiều loại vũ khí cá nhân khác.
Về chuyến viếng thăm của nhà lãnh đạo nước Mỹ tới Ukraine, hãng thông tấn TASS dẫn lời cựu lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Lugansk Rodion Miroshnik cho rằng đây là tín hiệu tốt để giải quyết cuộc xung đột và Mỹ đã chấp nhận trở lại “hiện trường vụ án”.
“Thực tế là ông J. Biden đang trở lại nơi diễn ra cuộc chiến do ông ta gây dựng từ 9 năm trước. Thời điểm đó, với vị trí Phó tổng thống Mỹ, ông ta nắm hết được mọi diễn biến xảy ra tại Kiev”, ông Rodion Miroshnik nói.
Theo đó, ông J. Biden đến Ukraien ngoài vấn đề nghị sự, còn là sự chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào năm 2024.
Liên quan tới tình hình viện trợ của Mỹ và phương Tây dành cho Ukraine, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) cho biết, các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cung cấp cho Kiev nhiều loại vũ khí hạng nặng kể từ tháng 12/2021, bao gồm 440 xe tăng và 1.510 xe bọc thép chở quân,
Theo SVR, Ukraine cũng đã nhận được 1.170 hệ thống phòng không và 655 hệ thống pháo, cũng như 9.800 rocket cho các bệ phóng loạt di động.
SVR tuyên bố: “Hầu hết các thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp đã bị lực lượng Nga phá hủy.”
Tuyên bố này được đưa ra một tháng sau khi các quốc gia đồng minh hàng đầu của Ukraine, gồm Mỹ, Anh và Đức cam kết chuyển giao cho Kiev xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, bao gồm Leopard-2 và M1 Abrams.
Washington từng tuyên bố không có kế hoạch viện trợ máy bay chiến đấu F- 16 cho Ukraine, nhưng phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên vào tuần trước rằng Mỹ “hoan nghênh” các quốc gia khác chuyển giao máy bay thời Liên Xô của họ cho Kiev.
Theo Lầu Năm Góc, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 27,4 tỷ USD viện trợ an ninh trong khoảng thời gian từ ngày 24/2/2022 đến ngày 20/1/2023.
Liên quan tới tình hình chiến sự tại Donbass, cụ thể là tại thị trấn Bakhmut, Quân đội Ukraine đã mở nhiều đợt phản công nhằm mở lại con đường tiếp tế tới thị trấn chiến lược tại tỉnh Donetsk này.
Lãnh đạo lực lượng vũ trang Cộng hòa Nhân dân Lugansk, Andrey Marochko cho biết: ‘Các tay súng dân tộc chủ nghĩa Aidar đã có mặt tại khu vực và cố gắng thông tuyến đường cao tốc nối Bakhmut tới Chasov Yar”.
Nga đã nắm được thông tin về nguồn viện trợ quân sự tới Ukraine và cam kết sẽ thiêu hủy chúng. |
Tuy nhiên, mục đích chính của việc triển khai những tay súng cực hữu này không phải để chiến đấu, mà là ngăn chặn làn sóng rút lui của Quân đội Ukraine với vai trò là đơn vị chặn hậu. Đây có thể là lý do liên quan tới thông tin tới các cuộc hành quyết binh sĩ Ukraine tự động triệt thoái khỏi trận địa mới đây.
Quân đội Nga và đồng minh hiện vẫn đang công phá Bakhmut. Từ các điểm cao xung quanh thị trấn, pháo binh Nga đang liên tục “làm mềm” chiến trường và cô lập thị trấn chiến lược này bằng hỏa lực và các đơn vị luồn sâu. Về cơ bản, số phận của Bakhmut đã được định đoạt.