Thứ hai 23/12/2024 14:35

Chiến sự Nga - Ukraine 8/4: Ukraine bám trụ tại Bakhmut, Mỹ tuyên bố Kiev sẽ phản công trong vài tuần tới

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine vẫn bám trụ tại Bakhmut, Mỹ tuyên bố Kiev sẽ phản công trong vài tuần tới.

Thông tin chiến sự

- Mỹ nói Kiev sẽ phản công trong vài tuần tới. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ phát động cuộc phản công trong những tuần tới. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, Washington sẽ ủng hộ các hành động liên quan của Ukraine. “Mỹ có hai mục tiêu cho các đối tác Ukraine. Thứ nhất, chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng để giúp Ukraine tiếp tục chiếm lại các vùng lãnh thổ. Bao gồm một cuộc phản công có thể sẽ bắt đầu trong những tuần tới. Thứ hai, Kiev cần được hỗ trợ trong việc xây dựng tiềm năng quân sự trong trung và dài hạn”, ông Blinken nói trong cuộc phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke hôm 7/4.

- Quân đội Ukraine bám trụ tại Bakhmut. Quân đội Ukraine tuyên bố vẫn cố gắng bám trụ dù tình hình tại thành phố Bakhmut rất khó khăn, trong khi Anh nhận định Nga đã tiến đến trung tâm thành phố. Trong báo cáo tình báo ngày 7/4, Bộ Quốc phòng Anh cho rằng lực lượng Nga nhiều khả năng đã tiến vào trung tâm thành phố Bakhmut và kiểm soát bờ tây của sông Bakhmutka, con sông chia đôi thành phố. Phía Anh cho rằng con đường tiếp tế chính của Ukraine đến phía tây của thành phố có khả năng đang bị đe dọa nghiêm trọng.

“Lực lượng chính quy của Nga, có thể gồm lính dù, đã tăng cường đến khu vực và Nga đang sử dụng pháo binh một cách hiệu quả hơn tại khu vực”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết. Phát ngôn viên Serhiy Cherevatyi của Bộ Chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết Ukraine vẫn kiểm soát tình hình tại Bakhmut dù khó khăn và bị áp đảo quân số.

- Kiev điều tên lửa đến phía Tây Bakhmut. Quân đội Ukraine đã điều động nhiều vũ khí hạng nặng, bao gồm các tổ hợp tên lửa phòng không, tới bảo vệ thị trấn Chasov Yar gần Bakhmut. Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, ông Andrey Marochko, quan chức thân Nga tại Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, cho biết quân đội Ukraine đã điều động lực lượng tiếp viện, trong đó bao gồm nhiều tổ hợp tên lửa phòng không, tới gia cố cho tuyến phòng thủ tại thị trấn Chasov Yar ở phía Tây Bakhmut.

“Tại khu định cư Chasov Yar, một lực lượng tiếp viện hùng hậu của quân đội Ukraine đã được ghi nhận. Lực lượng này đã tới cao điểm này cùng với các tên lửa đất đối không, tên lửa phòng không vác vai cùng các tổ hợp tác chiến điện tử để chế áp máy bay không người lái”, ông Marochko nói.

Tình hình chiến sự tại "chảo lửa" Bakhmut vẫn diễn biến ác liệt

Một số diễn biến liên quan

- Nga hé lộ mục tiêu “trật tự thế giới mới”. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow muốn bất kỳ cuộc hòa đàm nào giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine cũng nhằm tạo ra một “trật tự thế giới mới”. “Bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng cần tính đến các lợi ích và mối quan tâm của Nga. Thương lượng phải tập trung vào các nguyên tắc mà trật tự thế giới mới sẽ dựa vào”, ông Lavrov nói. Theo nhà ngoại giao hàng đầu Nga, nước này không chấp nhận “trật tự thế giới đơn cực do một nước bá chủ lãnh đạo”.

- Mỹ nghi ngờ Nga đứng sau vụ rò rỉ tài liệu quân sự. Trong lúc Ngoại trưởng Nga phát biểu ở Thổ Nhĩ Kỳ, truyền thông dẫn lời 3 quan chức Mỹ giấu tên cho rằng Nga hoặc các tổ chức thân Nga nhiều khả năng đứng sau vụ rò rỉ một số tài liệu quân sự mật về cuộc chiến ở Ukraine.

Theo quan chức Mỹ, số tài liệu, được tung lên mạng xã hội, có dấu hiệu bị chỉnh sửa số liệu theo hướng hạ thấp tình trạng thương vong của quân Nga. Chẳng hạn, một tài liệu nêu con số từ 16.000 đến 17.500 lính Nga tử trận ở Ukraine từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt được phát động vào ngày 24/2/2022. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng con số thực tế phải cao hơn nhiều, vào khoảng 200.000 lính thương vong. Quan chức này từ chối thảo luận về những chi tiết khác của tài liệu. Điện Kremlin và sứ quán Nga ở Washington chưa phản hồi về yêu cầu bình luận thông tin trên.

- Ukraine bác đề xuất về cách chấm dứt xung đột của tổng thống Brazil. Chính quyền Kiev đã lên tiếng bác bỏ đề xuất của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva về việc từ bỏ bán đảo Crưm để bắt đầu các cuộc hòa đàm nhằm chấm dứt xung đột với Moscow.

Bán đảo Crưm sáp nhập vào Nga từ năm 2014 nhưng không được Ukraine và phương Tây công nhận. “Không có lí do pháp lý, chính trị hay đạo đức nào có thể biện minh cho việc chúng tôi phải nhượng lại dù chỉ một centimet đất của Ukraine. Bất kỳ nỗ lực hòa giải nào nhằm khôi phục hòa bình ở Ukraine nên dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và khôi phục hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, Oleg Nikolenko, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine nhấn mạnh.

- Nga nêu điều kiện nối lại đàm phán giải quyết xung đột với Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, các cuộc đàm phán để giải quyết tình hình ở Ukraine chỉ có thể được nối lại nếu các bên “tính đến các lợi ích và mối quan tâm chính đáng” của Nga.

Theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, cả Tổng thống và các đại diện khác của Liên bang Nga đã nhiều lần nói rằng nước Nga không từ chối đàm phán để giải quyết cuộc xung đột với Ukraine, tuy nhiên, các cuộc đàm phán này chỉ có thể diễn ra trên cơ sở tính đến lợi ích và mối quan tâm chính đáng của Nga. Ngoại trưởng Sergei Lavrov nhắc lại rằng những lo ngại của Nga về vấn đề đảm bảo an ninh đã bị các nước phương Tây “phớt lờ”.

Những lo ngại của Nga gồm việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không ngừng mở rộng về phía Đông, triển khai quân và vũ khí gần biên giới Nga. Đặc biệt, Nga lo ngại việc Ukraine gia nhập NATO sẽ tạo ra nguy cơ xung đột trực tiếp giữa liên minh quân sự này với Nga. Tuyên bố về điều kiện nối lại đàm phán của Ngoại trưởng Nga diễn ra trong bối cảnh hiện đang có nhiều nước đưa ra các sáng kiến và sẵn sàng làm trung gian hoà giải để thúc đẩy đàm phán giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Bình Nguyên (theo TASS, RIA)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/12/2024: Tổng thống Zelensky bị thúc về lệnh ngừng bắn; Nhà Trắng nói về thỏa thuận ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga