Thứ ba 26/11/2024 13:39

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/7/2024: Dải Gaza sẽ không do lực lượng nước ngoài quản lý

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/7/2024: Dải Gaza sẽ không do lực lượng nước ngoài quản lý; Nhiều binh sĩ Israel bị thương trong một vụ tấn công bằng UAV tại Golan.

Ngày 30/6, Chính quyền Palestine đã phản đối bất kỳ sự hiện diện có yếu tố nước ngoài nào trên các vùng lãnh thổ của Palestine. Tuyên bố này được đưa ra sau khi /chu-de/chien-su-israel-hamas.topickêu gọi chuyển giao Dải Gaza cho các lực lượng quốc tế.

Theo hãng thông tấn chính thức WAFA, người phát ngôn Phủ Tổng thống Palestine Nabil Abu Rudeineh khẳng định bất kỳ sự hiện diện nào của nước ngoài trên vùng đất Palestine đều không hợp pháp và chỉ người dân Palestine mới có quyền quyết định ai có thể điều hành và quản lý các công việc của họ.

Xung đột xuyên biên giới giữa Israel và phong trào Hezbollah đang tăng cao trong thời gian qua. Ảnh: AP

Người phát ngôn Rudeineh cũng nhấn mạnh, Tổ chức Giải phóng Palestine là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Palestine, là tổ chức "có thẩm quyền pháp lý đối với toàn bộ lãnh thổ của Palestine bao gồm Dải Gaza, Bờ Tây và Jerusalem". Vấn đề Palestine không chỉ liên quan tới viện trợ nhân đạo mà còn đến lãnh thổ và tư cách nhà nước.

Trước đó, ngày 28/6, đài phát thanh Kan của Israel đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Yoav Gallant đã thảo luận kế hoạch giai đoạn chuyển tiếp đối với Dải Gaza trong chuyến thăm Mỹ nhiều ngày trước, với giả định rằng khả năng quân sự của Phong trào Hồi giáo Hamas đã suy giảm và không thể tiến hành các hoạt động quân sự quy mô lớn.

Theo đó, các lực lượng quốc tế (có thể bao gồm binh sĩ từ Ai Cập, Jordan, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất và Maroc) sẽ giám sát an ninh ở Gaza trong khi phía Mỹ sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo và logistics từ bên ngoài vùng lãnh thổ này, có thể là tại Ai Cập. Kế hoạch này sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn từ phía Bắc xuống Nam Dải Gaza nhằm dần chuyển giao trách nhiệm đảm bảo an ninh cho lực lượng Palestine.

Cùng ngày, theo kênh truyền hình Al-Qahera News TV, Ai Cập vừa bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã chấp thuận di dời cửa khẩu Rafah giáp với Dải Gaza hoặc xây dựng một lối đi mới gần cửa khẩu Kerem Shalom của Israel.

Dẫn một nguồn tin an ninh cấp cao, kênh Al-Qahera News TV cho biết không có cuộc thảo luận nào của Ai Cập liên quan việc di dời cửa khẩu Rafah hay việc giám sát của Israel đối với khu vực này. Nguồn tin còn nhấn mạnh tới sự tuân thủ của Ai Cập đối với việc Israel rút quân hoàn toàn khỏi cửa khẩu Rafah bên phần lãnh thổ Palestine, đồng thời cho biết Ai Cập từ chối cử bất kỳ lực lượng nào của nước này vào Dải Gaza.

Từ ngày 7/5, quân đội Israel tuyên bố áp đặt quyền kiểm soát "hoạt động" đối với cửa khẩu Rafah bên phía Palestine, dẫn đến việc ngừng chuyển hàng viện trợ từ Ai Cập vào Gaza thông qua cửa khẩu này.

Theo số liệu cập nhật của cơ quan y tế tại Gaza do Hamas điều hành, kể từ khi nổ ra xung đột giữa Hamas và Israel ngày 7/10/2023 cho đến nay, đã có tới 37.877 người Palestine thiệt mạng và 86.969 người bị thương.

Liên quan tới cuộc xung đột, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo, 18 binh sĩ nước này bị thương, trong đó có một người bị thương nặng trong vụ tấn công bằng UAV ở cao nguyên Golan hôm 30/6.

Theo tuyên bố của IDF, vụ tấn công xảy ra vào sáng sớm cùng ngày ở phía Bắc cao nguyên Golan và hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của thiết bị bay này. Không quân Israel cũng đã tiến hành các cuộc tấn công vào đêm 30/6 nhằm vào các vị trí của phong trào Hồi giáo Hezbollah ở phía Nam Lebanon bao gồm một trạm quan sát và một bệ phóng tên lửa từng được sử dụng để phóng tên lửa sang phía Bắc Israel. Ngoài ra, lực lượng pháo binh của IDF cũng đã tấn công nhiều vị trí của lực lượng trên.

Trước đó, ngày 29/6, quân đội Israel thông báo đã ném bom vào một tòa nhà quân sự của Hezbollah ở làng Hula, miền Nam Lebanon, sau khi phát hiện các thành viên có vũ trang của nhóm này xuất hiện tại đây.

Tình trạng leo thang căng thẳng giữa Israel và phong trào Hezbollah đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng hơn trong khu vực. Các hoạt động pháo kích lẫn nhau giữa hai bên đã gia tăng đột biến trong nhiều tháng qua.

Kim Ngân

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực