Thứ tư 20/11/2024 20:25

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Với ý tưởng sáng tạo, các em học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã tạo ra những bộ trang phục tái chế độc đáo nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

Ngày 20/11, Trường Tiểu học Anh hùng Núp (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức hội diễn thời trang tái chế với chủ đề "Sáng tạo tri ân - yêu thương môi trường - không ngừng lan tỏa". "Show diễn" đặc biệt này là món quà nhỏ các em dành tặng các thầy, cô giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Hội diễn thời trang tái chế với chủ đề "Sáng tạo tri ân - yêu thương môi trường - không ngừng lan tỏa"

Các bộ trang phục được các em học sinh khéo léo tự tay thiết kế từ những vật liệu bỏ đi như: Túi nilon, áo mưa cũ, ống hút nhựa, giấy báo cũ, vỏ bánh kẹo, bao bì… Những đồ vật tưởng như bỏ đi đó đã được các em nâng tầm và biến hóa chúng thành trang phục độc đáo, sinh động, là những thiết kế thời trang đẹp mắt, ấn tượng.

Thông qua những bộ trang phục tái chế độc đáo, các em học sinh muốn gửi gắm và truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường như hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt, có ý thức phân loại rác... Với nhiều tâm huyết và nỗ lực chuẩn bị, các em học sinh dân tộc thiểu số đến từ các khối lớp đã trở thành những người mẫu không chuyên, mang tới hội diễn những màn trình diễn trang phục tái chế đầy mới mẻ và thu hút.

"Show diễn" đặc biệt này là món quà nhỏ các em dành tặng các thầy, cô giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Cô Khương Thị Ngọc Ánh - giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Anh hùng Núp - cho biết, đây là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. "Hội diễn là cơ hội để các em được trải nghiệm và thể hiện mình thông qua các hoạt động tập thể, cuộc thi thiết kế sáng tạo, thuyết trình về sản phẩm mình làm ra. Thông qua hội diễn, nhà trường mong muốn truyền cảm hứng, lan tỏa và nâng cao ý thức cho các em học sinh trong việc bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc xả rác thải sinh hoạt bừa bãi, bảo vệ cảnh quan, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường" - cô Ánh chia sẻ.

Trường Tiểu học Anh hùng Núp có hơn 500 học sinh, trong đó, có hơn 80% học sinh dân tộc thiểu số. Thời gian qua, ngoài công tác dạy học, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa; thành lập các câu lạc bộ trong trường để nâng cao ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó trong học sinh.

Những bộ trang phục độc đáo qua bàn tay sáng tạo của học sinh Trường Tiểu học Anh hùng Núp:

Các bộ trang phục được các em học sinh khéo léo tự tay thiết kế từ những vật liệu bỏ đi như: Túi nilon, áo mưa cũ, ống hút nhựa, giấy báo cũ, vỏ bánh kẹo, bao bì…
Thông qua những bộ trang phục tái chế độc đáo, các bạn học sinh muốn gửi gắm và truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường
Tại hội diễn, các em học sinh dân tộc thiểu số đến từ các khối lớp đã trở thành những người mẫu không chuyên
Những màn trình diễn trang phục tái chế đầy mới mẻ và thu hút
Với thần thái tự tin, thoải mái, các em đã có những phần trình diễn đầy ấn tượng với các bộ trang phục được thực hiện hoàn toàn từ vật liệu tái chế
Bộ trang phục ấn tượng được làm từ những lá bài bỏ đi
Nhiều bộ trang phục được lấy ý tưởng từ truyện cổ tích Việt Nam
Em học sinh thướt tha trong bộ áo dài được làm từ vật liệu tái chế
Giấy báo cũ cũng được các em học sinh tận dụng làm thành những thiết kế độc đáo
Hội diễn là cơ hội để các em được trải nghiệm và thể hiện mình thông qua các hoạt động tập thể, cuộc thi thiết kế sáng tạo, thuyết trình về sản phẩm mình làm ra
Trường Tiểu học Anh hùng Núp có hơn 500 học sinh, trong đó, hơn 80% học sinh dân tộc thiểu số.

Bài và ảnh: Hiền Mai
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Hà Nội: Trường Tiểu học Dịch Vọng B vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp cho 2.245 tân thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân