Chủ nhật 24/11/2024 17:10

Chiêm ngưỡng những hiện vật lịch sử đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện lưu giữ khá nhiều hiện vật, ghi dấu những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ - một pháo đài bất khả xâm phạm, một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Thanh Hóa vừa chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho các mặt trận, các chiến trường, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Tính từ đầu năm 1951, khi bộ đội ta mở chiến dịch Trung du cho tới chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã huy động và vận chuyển đáp ứng tới 70% nhu cầu vật chất cần thiết cho các chiến dịch. Tính riêng về lực lượng, Thanh Hóa đã động viên được 56.792 thanh niên tòng quân, bổ sung cho các chiến trường.

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953-1954) và mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong đó, chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đánh dấu sự đóng góp lớn nhất của hậu phương Thanh Hóa. Trong toàn chiến dịch, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân công với tổng số dân công lên đến 178.924 người và 27 triệu ngày công; hơn 3.500 xe đạp thồ được huy động với gần 16.000 lượt vận chuyển, 1.126 chiếc thuyền, đặc biệt có cả 31 chiếc ô tô, 180 xe bò, 42 ngựa, 3 thớt voi.

Thanh Hóa đã vận chuyển ra mặt trận Điện Biên 9.000 nghìn tấn gạo, chiếm 56%; 450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu, 20.000 chai, lọ nước mắm cùng hàng trăm tấn rau các loại, chiếm 40% số thực phẩm sử dụng trong chiến dịch.

Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ khá nhiều hiện vật đóng vai trò quan trọng và đã trở thành biểu tượng đẹp trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam nói chung, quân và dân Thanh Hóa nói riêng. Đặc biệt là các hiện vật trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ huyền thoại.

Cùng chiêm ngưỡng một số hiện vật lịch sử được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa:

Xe đạp của ông Trịnh Ngọc, dân công xe đạp thồ thị xã Thanh Hóa, vận chuyển 345,5 kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Quốc Huy)

Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba của ông Đào Văn Hiếu (xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn) 1 trong 5 chiến sĩ đầu tiên xông vào hầm bắt tướng Đờ Catxtơri. Bộ sưu tập Huân chương, Huy chương, Huy hiệu, Kỷ niệm kháng chiến của quân và dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp. (Ảnh: Quốc Huy)

Cờ của đoàn thể xã Thái Hòa, huyện Nông Cống tặng “Đơn vị chiến thắng Điện Biên Phủ”. (Ảnh: Quốc Huy)

Những vật dụng như đàn, bát, dao, lược,... của các chiến sĩ Thanh Hóa sử dụng trong thời gian tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Quốc Huy)
Hàng loạt Giấy khen, Giấy chứng nhận, Giấy giới thiệu của chiến sĩ, dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Quốc Huy)

Bộ sưu tập quân trang, quân dụng của chiến sĩ Thanh Hóa tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại các chiến dịch, giai đoạn 1950-1954. (Ảnh: Quốc Huy)

Bồ nan của bà Hà Thị Dón, huyện Quan Hoá - dân công gánh bộ tiếp vận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Quốc Huy)

Cờ thi đua tuyến vinh quang khu Tây Bắc - Chính phủ tặng nhân dân Thanh Hóa đạt nhiều thành tích trong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ trên tuyến Tây Bắc. (Ảnh: Quốc Huy)
Hàng loạt ảnh tư liệu quý giá còn lưu tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Quốc Huy)
Ảnh xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm chế tạo có thể chở 280 kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Quốc Huy)
Trích Bài nói chuyện của Bác Hồ ngày 13/6/1957. (Ảnh Quốc Huy)
Hoàng Minh - Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11: Tâm điểm Man City và Tottenham, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism sẽ diễn ra từ 9 – 11/12

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bayern Munich và Augsburg, 2h30 ngày 23/11, Bundesliga 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11, rạng sáng 23/11: Đại chiến PSG và Toulouse tại Ligue 1

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh