Thứ sáu 08/11/2024 17:29

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Đắk Nông đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương

Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ngành công nghiệp Đắk Nông đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Theo Sở Công Thương /chu-de/tinh-dak-nong.topic, giai đoạn 2004 - 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của Đắk Nông đạt 116.073 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,7%/năm. Riêng năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp Đắk Nông dự kiến đạt 14.199 tỷ đồng, tăng hơn 30 lần so với năm 2004.

Bước sang năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2024 ước tăng 3,08% so với tháng 6/2024 và tăng 3,97% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Luỹ kế 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,13% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 3,02%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,37%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 5,49%; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,89%.

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng trong tháng như: Đá xây dựng các loại 71,1 nghìn m3, tăng 1,8%; khí CO2 ước đạt 200 tấn, tăng 27,4%; cà phê nhân ước đạt 20 nghìn tấn, tăng 8,5%; mủ cao su (SVR10, RSS...) ước đạt 300,9 tấn, tăng 7,4%; đậu phộng, đậu nành sấy ước đạt 240 tấn, tăng 65%; điện sản xuất ước đạt 241,2 triệu kWh, tăng 41,1%; hạt điều khô ước đạt 297,2 tấn, tăng 2,8%...

Alumin là ngành công nghiệp quan trọng của Đắk Nông (Ảnh: Vinacomin)

Trong cơ cấu các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính cho tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của toàn ngành, chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất. Đây cũng là tiền đề để Đắk Nông hình thành một số ngành có lợi thế so sánh của tỉnh như: Chế biến cà phê, hạt điều, cao su, ván MDF, sản xuất alumin…

Để phát triển công nghiệp, thời gian qua, Đắk Nông đã quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Hàng loạt các chính sách, quy định hấp dẫn, tạo hình ảnh một Đắk Nông thông thoáng, thân thiện, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư dựng nghiệp.

Đến nay, toàn tỉnh đang có 3 KCN. Các KCN đã thu hút được 45 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 19.904,4 tỷ đồng, vốn thực hiện 4.115,8 tỷ đồng. Trong đó, 34 dự án đã đi vào hoạt động, 11 dự án đang triển khai thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh hiện đang có 4 CCN, với tổng diện tích là 149,61 ha. Đến nay đã có 2 CCN cơ bản hoàn thiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp của địa phương thuộc nhóm phát triển mạnh của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến bô xít - nhôm của Việt Nam. Đây được xem là điểm nhấn trên lộ trình phát triển công nghiệp của Đắk Nông.

Các sản phẩm công nghiệp có tiềm năng, lợi thế sẽ được Đắk Nông tập trung phát triển như: Công nghiệp sản xuất alumin - nhôm - sau nhôm và công nghiệp phụ trợ; sản xuất, chế biến nông, lâm sản; năng lượng; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hóa chất, cao su và các ngành công nghiệp khác.

Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thời gian tới, Sở Công Thương Đắk Nông sẽ tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương về thủ tục triển khai các dự án khai thác quặng bauxite trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chương trình số 49-Ctr/TU ngày 11/11/2009 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp năm 2024 cho các đơn vị kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD