Thứ sáu 29/11/2024 03:12

Chỉ số POBI: Cải thiện tích cực

Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) năm 2018 vừa chính thức được công bố với nhiều chuyển biến tích cực. Nhằm làm rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Vũ Sỹ Cường – đại diện Nhóm nghiên cứu Liên minh Minh bạch ngân sách.

Là người phụ trách báo cáo của Nhóm nghiên cứu Liên minh Minh bạch ngân sách, ông có thể chia sẻ khái quát về những kết quả đã đạt được?

Ảnh minh họa

Khảo sát POBI lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam vào năm 2017 và tiếp tục được phát triển trong năm 2018. Đây là công cụ giúp các tỉnh, thành phố có thể tham chiếu và

PGS. TS. Vũ Sỹ Cường – đại diện Nhóm nghiên cứu Liên minh Minh bạch ngân sách

đo đạc mức độ công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) và mức độ thực thi Luật NSNN năm 2015.

POBI 2018 bao gồm hai trụ cột: Minh bạch, công khai ngân sách và sự tham gia của người dân. Điểm xếp hạng minh bạch, công khai ngân sách được đánh giá với 65 câu hỏi, 9 loại tài liệu, trong đó, 7 tài liệu được quy định bắt buộc phải công khai theo Luật NSNN 2015. Đồng thời, khảo sát cũng đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, sẵn có và thuận tiện của các tài liệu về ngân sách địa phương.

Kết quả, chỉ số trung bình về công khai ngân sách tỉnh năm 2018 đạt 51/100 điểm quy đổi xếp hạng, cao hơn nhiều so với năm 2017 (30,5 điểm). Điều này cho thấy mức độ công khai NSNN của 63 tỉnh, thành phố năm 2018 đã được cải thiện hơn so với năm 2017.

Tín hiệu đáng khích lệ, năm 2018 đã có 6 tỉnh lọt vào nhóm A - nhóm công khai đầy đủ (năm 2017 không có tỉnh nào), bao gồm: Vĩnh Long (90,52 điểm), Bà Rịa – Vũng Tàu (85,91 điểm), Đà Nẵng (83,09 điểm), Vĩnh Phúc (82,05 điểm), Quảng Nam (76,68 điểm) và Hậu Giang (76,66 điểm). Tuy nhiên, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ có số điểm tương ứng là 49,72 và 48,98. Đặc biệt, Hải Phòng ở ngưỡng thấp nhất với 5,14 điểm.

Đáng chú ý, trong chia sẻ của ông, một số thành phố lớn, trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, mức độ công bố ngân sách lại thấp. Phải chăng, đây là nghịch lý tỉnh càng lớn, càng sử dụng nhiều ngân sách thì có mức độ công khai thấp?

Việc xếp hạng POBI được đánh giá trên nhiều chỉ số khác nhau và công khai theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 343/2016/TT-BTC. Còn vì sao các tỉnh, thành phố lớn mà POBI thấp bởi nhiều lý do, có thể do họ không công khai hay có công khai nhưng không đầy đủ. Ví dụ như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh họ có công khai nhưng không đầy đủ các tài liệu, cũng như công bố không đúng theo thời hạn quy định hoặc cũng có thể công khai thiếu các tài liệu.

Được biết, điểm mới so với POBI 2017 là POBI 2018 có xếp hạng về sự tham gia của người dân. Ông nhận thấy, sự tham gia của người dân ở mức độ nào?

Đúng là lần đầu tiên, khảo sát POBI đưa tiêu chí về sự tham gia của người dân trong chu trình ngân sách địa phương để khảo sát. Các nội dung đánh giá bao gồm, việc Sở Tài chính các tỉnh có phương thức giao tiếp, trao đổi với người dân trên Cổng thông tin điện tử về vấn đề ngân sách, bao gồm việc phản hồi lại các ý kiến đóng góp của người dân.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát về vấn đề này tôi chưa thấy hài lòng. Nhìn chung, các tỉnh ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình công khai, minh bạch ngân sách. Số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh, thành phố là 34,6 điểm. Tỉnh Bắc Ninh đạt số điểm cao nhất là 66,6 điểm. Còn lại, rất nhiều tỉnh mới đạt ở mức 16,6 điểm.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn