Chống bán phá giá thép nhập khẩu

Chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời

Mới đây, Bộ Công Thương ban hành các quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu - những biện pháp hữu hiệu để “giải cứu” cho ngành thép trong nước. Thế nhưng, đó chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời, về lâu dài, nội lực mới là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thép.
Chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời
Nội lực mạnh là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thép Việt

Trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam đã phát triển khá nhanh và đến nay, năng lực sản xuất phôi thép trong nước đã đạt khoảng 12 triệu tấn/năm; thép xây dựng khoảng 12 triệu tấn/năm và các loại sản phẩm khác như thép tấm, thép lá, cán nguội, tôn mạ màu... cũng xấp xỉ 5 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, lâu nay, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước như vẫn “ngồi trên đống lửa”. Số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập hơn 4,7 triệu tấn thép, tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm 2015, với các sản phẩm chủ yếu là phôi thép, thép cuộn, dây thép, tôn mạ kim loại, hợp kim thép..., cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm trong nước.

Đáng chú ý, sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tới 2,9 triệu tấn, chiếm hơn 61% tổng lượng sắt thép nhập khẩu. Như vậy, lượng sắt thép mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc đã gần bằng 1/3 cả năm 2015 (năm 2015, sắt thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 9,6 triệu tấn).

VSA nhận định, với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Nếu như những năm trước, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu một số loại phôi thép, thép mạ, thép hợp kim do nguyên liệu rẻ và công nghiệp thép trong nước chưa đáp ứng được... thì hiện nay, đã nhập nhiều loại thép mà các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được.

Trước thực trạng đó, Bộ Công Thương trong tháng 3 và 4/2016, đã liên tiếp ban hành 2 quyết định quan trọng: Quyết định 862/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép dài và phôi thép nhập khẩu và Quyết định 1656/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

Việc thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam gần đây gây thiệt hại nặng nề cho ngành thép trong nước, khiến các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa lao đao, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị phá sản. Nếu chậm áp dụng biện pháp tự về tạm thời sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép trong nước và khó có thể khắc phục được. Do đó, việc ban hành các quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu là giải pháp để hạn chế tình trạng bất lợi cho ngành sản xuất thép trong nước, trong bối cảnh thép nhập khẩu gia tăng đột biến.

Tuy vậy, dù việc ban hành chính sách tự vệ cho hoạt động sản xuất thép trong nước là rất cần thiết, nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời, chưa giải quyết được tận gốc rễ những bất cập của thị trường thép Việt Nam.

Trong thực tế, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thép Việt vẫn bị đánh giá là rất yếu kém, nhiều doanh nghiệp vì không đủ năng lực tài chính nên vẫn vận hành lò điện cũ kỹ, hao tốn nhiên liệu và chi phí cao. Công suất nhỏ cũng khiến nhiều doanh nghiệp Việt khó tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Sau khi quyết định áp thuế tự vệ được ban hành, Tổng công ty Thép Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường sản xuất, đặc biệt là sản xuất phôi thép, để cung cấp cho các đơn vị sản xuất trong ngành, thay thế hàng nhập khẩu; không để xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất, thiếu sản phẩm trên thị trường dẫn đến hiện tượng đầu cơ làm thiệt hại cho người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận; đồng thời điều chỉnh giá bán phù hợp với diễn biến của thị trường, hạn chế tình trạng tăng giá đột biến làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Ngoài ra, một bất cập nữa của ngành thép chính là việc dư thừa công suất. Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm một số dự án thép lớn đi vào hoạt động với tổng công suất 1,5 triệu tấn/năm, đó là: Thép Thái Trung (Thái Nguyên) công suất 500 ngàn tấn/năm, Dana- Ý ở Đà Nẵng (250 ngàn tấn/năm), Thép miền Trung (250 ngàn tấn/năm), An Hưng Tường ở Bình Dương (250 ngàn tấn/năm)..., nâng tổng công suất thép xây dựng cả nước lên 9 triệu tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu thép xây dựng trong nước chỉ dao động ở mức 6,3 triệu tấn/năm. Chỉ riêng thép xây dựng đã dư thừa gần 3 triệu tấn. Sản lượng thép dư thừa ngày càng nhiều, các doanh nghiệp thép phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Để có thể chủ động hơn khi cạnh tranh với thép nhập khẩu, nhất là thép giá rẻ từ Trung Quốc và cũng để các sản phẩm thép Việt khi xuất khẩu tránh được các rào cản kỹ thuật, các vụ kiện phòng vệ, thì vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng ngành thép đồng bộ, hiện đại, các doanh nghiệp thép chủ động nâng cao nội lực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư lớn vào các khâu thượng nguồn như sản xuất phôi thép. Khi có những biến động bất thường, nhà nước cần hỗ trợ những biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết đối với phôi thép.

Trong thực tế, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thép Việt vẫn bị đánh giá là rất yếu kém, nhiều doanh nghiệp vì không đủ năng lực tài chính nên vẫn vận hành lò điện cũ kỹ, hao tốn nhiên liệu và chi phí cao. Công suất nhỏ cũng khiến nhiều doanh nghiệp Việt khó tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá thép hôm nay

Tin mới nhất

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động