Thứ bảy 10/05/2025 00:43

Châu Âu 'tẩy xanh' bằng năng lượng tái tạo từ Bắc Phi

Châu Âu khai thác năng lượng tái tạo để "tẩy xanh" nền kinh tế, trong khi người dân Bắc Phi phải phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn nhập khẩu và chi phí môi trường.

Các dự án năng lượng châu Âu cản trở nỗ lực giảm phát thải carbon

Tổ chức môi trường Greenpeace cho rằng, các dự án được các quốc gia châu Âu hỗ trợ đang làm cản trở khả năng giảm phát thải carbon của các nền kinh tế tại các quốc gia này.

Các quốc gia châu Âu đang khai thác năng lượng tái tạo từ Ma Rốc và Ai Cập để "tẩy xanh" nền kinh tế của chính họ, trong khi để người dân Bắc Phi phải phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn nhập khẩu và gánh chịu các chi phí về môi trường, theo một báo cáo của Greenpeace.

Dự án năng lượng tái tạo và ít carbon được châu Âu tài trợ, nhằm sản xuất năng lượng để xuất khẩu, đang làm giảm khả năng giảm phát thải carbon của nền kinh tế nội địa ở Ai Cập và Ma Rốc. Ảnh minh họa

Cả Ma Rốc và Ai Cập đều tận dụng vị trí chiến lược của mình ở phía nam Địa Trung Hải, cùng với tiềm năng năng lượng mặt trời và gió, để khẳng định vai trò quan trọng trong việc giúp châu Âu đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.

Báo cáo của Greenpeace cho rằng, các dự án năng lượng tái tạo và ít carbon được châu Âu tài trợ, nhằm sản xuất năng lượng để xuất khẩu, đang làm giảm khả năng giảm phát thải carbon của nền kinh tế nội địa ở hai quốc gia này. Những dự án này còn khiến các cộng đồng địa phương bị di dời và tiêu tốn hàng triệu lít nước sạch, đặc biệt ở những khu vực vốn đã khan hiếm nguồn nước.

Mặc dù vậy, cả Ai Cập và Ma Rốc vẫn là các quốc gia nhập khẩu năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, họ phải mua dầu và khí đốt với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi lại bán năng lượng sạch hơn cho châu Âu.

Mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng toàn cầu

Sau khi cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga nổ ra, các công ty năng lượng châu Âu đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Ai Cập để khai thác các mỏ khí đốt ở đây, nhằm thay thế lượng khí đốt 80 tỷ mét khối của Nga bị cắt nguồn cung.

Tuy nhiên, việc khoan quá mức bởi các công ty dầu khí đã gây ra sự xáo trộn trong các cấu trúc địa chất, dẫn đến xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước, Greenpeace cho biết, đồng thời cho rằng người dân Ai Cập hầu như không được hưởng lợi từ tình hình này.

Báo cáo hiện nay cho biết, Ai Cập đang gia tăng việc sử dụng nhiên liệu bẩn trong nước như mazut - một hỗn hợp các hydrocarbon nặng chứa các độc tố như sulfide và kim loại nặng với mục đích giải phóng thêm khí đốt để xuất khẩu sang châu Âu.

Tuy nhiên, theo một tổ chức tư vấn quốc tế, Ai Cập sẽ cần có sự đầu tư quốc tế nếu muốn xây dựng cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp cần thiết để nhanh chóng mở rộng ngành năng lượng tái tạo. Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng: “Với các chính sách thông minh và tầm nhìn xa của chính phủ Ai Cập, kết hợp với các quan hệ đối tác quốc tế mạnh mẽ, Ai Cập có thể trở thành một trung tâm năng lượng sạch toàn cầu”.

Tại Ma Rốc, Tập đoàn năng lượng TotalEnergies đã đầu tư 10,6 tỷ USD (tương đương khoảng 8,4 tỷ bảng Anh) vào một nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac ở Guelmim-Oued Noun, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2027. Đức cũng đã cam kết đầu tư lên tới 300 triệu Euro (tương đương khoảng 250 triệu bảng Anh) cho các cơ sở sản xuất hydro xanh, cả hai dự án này đều nhắm vào thị trường xuất khẩu.

Hanen Keskes, người đứng đầu chiến dịch của Greenpeace khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cho biết: “Các quốc gia phía Bắc phải chịu trách nhiệm giảm mức tiêu thụ của chính mình và xây dựng năng lực năng lượng tái tạo trong nước, thay vì đẩy các chi phí xã hội và môi trường sang các quốc gia phía Nam. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để xóa bỏ ảnh hưởng thuộc địa và biến đổi cấu trúc tài chính toàn cầu”.

Theo một tổ chức tư vấn quốc tế, Ai Cập sẽ cần có sự đầu tư quốc tế nếu muốn xây dựng cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp cần thiết để nhanh chóng mở rộng ngành năng lượng tái tạo. Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, với các chính sách thông minh và tầm nhìn xa của chính phủ Ai Cập, kết hợp với các quan hệ đối tác quốc tế mạnh mẽ, Ai Cập có thể trở thành một trung tâm năng lượng sạch toàn cầu.
Thanh Thanh
Theo Guardian
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113