Thứ sáu 03/01/2025 06:11

Châu Âu không giúp Ukraine nếu không có Mỹ; Nga đạt tiến bộ trong cuộc chiến thông tin

Theo quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nga, châu Âu nếu không có Mỹ sẽ không giúp được Ukraine.

Quyết định của Tổng thống Biden không tham gia cuộc họp về hỗ trợ Ukraine có thể dẫn đến việc các nước châu Âu sẽ không muốn độc lập hỗ trợ cho Kiev. Việc tạm dừng viện trợ có thể kéo dài cho đến khi kết thúc chiến dịch bầu cử Mỹ.

Nhận định trên là của ông Rodion Miroshnik, Đại sứ lưu động thuộc Bộ Ngoại giao Nga nói với tờ Izvestia.

Ông Rodion Miroshnik, Đại sứ lưu động thuộc Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: Izvestia

Ông lưu ý, Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo châu Âu không thể thống nhất về cơ chế chia sẻ và cung cấp viện trợ cho Ukraine. Theo nhà ngoại giao Nga, ông Biden “không thấy gì tốt hơn là ở lại cứu đất nước khỏi cơn bão”.

Để không trở về tay trắng lần thứ hai và tuyên bố rằng các đối tác không còn như xưa nữa, ông Zelensky đã vội vã đi công du châu Âu”, ông Miroshnik nhấn mạnh.

Theo quan chức Bộ Ngoại giao Nga, ở Italia, Pháp và Anh, người đứng đầu Ukraine “được ôm ấp và thương hại”, nhưng họ không cung cấp hỗ trợ tài chính mới. Và trong tương lai, họ khó có thể cung cấp hỗ trợ với số lượng lớn nếu không có sự tham gia của Mỹ, bởi vì “đây là kết quả của thỏa thuận Mỹ-châu Âu”.

Bản thân người châu Âu sẽ không chịu gánh nặng khi hỗ trợ Ukraine. Và việc tạm dừng viện trợ có thể kéo dài. Ở Mỹ hiện nay có nhiều mối quan tâm quan trọng hơn như bầu cử, hậu bầu cử. Họ yêu cầu Kiev ‘không làm phiền’ cho đến tháng 2 năm sau”, ông Miroshnik nói thêm.

Trước đó, Ban điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu thông qua việc lập quỹ trung gian tài chính (FIF) để hỗ trợ Ukraine, với sự đóng góp dự kiến từ Mỹ, Canada và Nhật Bản.

Được biết, quỹ FIF do WB quản lý sẽ giúp thực hiện cam kết của thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) là tài trợ cho Ukraine 50 tỷ USD vào cuối năm nay.

Theo các nguồn tin, số tiền chính xác mà Mỹ, Nhật Bản và Canada đóng góp vẫn đang được tính toán, nhưng sẽ được hỗ trợ bằng lãi suất từ các tài sản của Nga ở nước ngoài đang bị đóng băng.

Nga đạt tiến bộ trong cuộc chiến thông tin

Tạp chí Economist dẫn lời ông Nico Lange, cựu cố vấn Bộ Quốc phòng Đức cho hay, Nga đang đạt được tiến bộ trong môi trường thông tin, đó là lý do Ukraine nhận được ít sự giúp đỡ hơn từ phương Tây.

Ảnh minh họa

Cuộc chiến mà Nga rõ ràng đang giành chiến thắng là cuộc chiến trong môi trường thông tin”, Economist viết.

Theo ông Lange, luận điểm Ukraine không thể trở thành lý do khiến lãnh đạo phương Tây hạn chế hỗ trợ cho Kiev.

Economist cho rằng, hiện đang hình thành một quy luật: viện trợ quân sự được hứa hẹn hoặc đến muộn hoặc hoàn toàn không đến Ukraine.

Tên lửa đạn đạo Nga tập kích tàu chở đạn dược của Ukraine

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng tên lửa nước này đã thành công phá hủy một tàu chở nhiều container viện trợ đạn cho Ukraine ở Odessa.

Quân đội thông tin, vụ tập kích tên lửa nhằm vào tàu chở đạn trên xảy ra tại cảng Yuzhny thuộc khu định cư Novi Bileari ở Odessa, Ukraine.

This browser does not support the video element.

“Kíp điều khiển tên lửa đạn đạo Iskander-M của chúng tôi đã tiến hành một cuộc tấn công vào nơi tàu container chở đạn, có nguồn gốc từ châu Âu, đang bốc dỡ hàng xuống cảng Yuzhny thuộc Odessa”, Bộ Quốc phòng Nga thông báo.

Tuy nhiên, phía Nga không nêu rõ con tàu trên xuất phát từ quốc gia nào ở châu Âu, cũng như số lượng đạn dược bị phá hủy trong vụ tấn công lần này.

Trong khi đó, quan chức Ukraine ở Odessa, ông Oleg Kiper nói rằng vụ tấn công tên lửa trên chỉ “gây thiệt hại cho một tàu dân sự, và không có tổn thất về nhân mạng”.

Đến nay Ukraine chưa đưa ra thêm bình luận về thông tin trên.

Dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M được quân đội Nga sử dụng rất tích cực tại cuộc xung đột Ukraine, được coi là loại vũ khí hiệu quả và lợi hại.

Được định danh là vũ khí tấn công cấp chiến thuật, tổ hợp tên lửa Iskander-M có thể khai hỏa vào 2 mục tiêu khác nhau trong vòng 1 phút. Đạn tên lửa Iskander-M nặng 3,8 tấn và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 480kg. Điểm đặc biệt của dòng tên lửa này là khả năng bay không theo quỹ đạo thông thường nên rất khó bị đánh chặn và đạn tên lửa được điều khiển trong toàn bộ quá trình bay.

Iskander-M rất hiệu quả trong việc phá hủy các công trình quân sự cố định của đối phương như: Sân bay, kho tàng, trung tâm chỉ huy… Tầm bắn của tổ hợp này đạt từ 50-500km. Mỗi xe phóng tên lửa Iskander-M thường mang theo 2 đạn tên lửa.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga