Thứ năm 21/11/2024 22:07

Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Thông tin về chiến thắng của ông Donald Trump đã lan rộng ra khắp châu Âu, khiến một số nhà lãnh đạo bày tỏ sự vui mừng, nhưng cũng không ít người lo lắng.

Ngay sau khi ông /chu-de/donald-trump.topic tuyên bố đắc cử Tổng thống, cựu Thủ tướng Hà Lan và Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết, mong muốn "được làm việc với ông Trump một lần nữa" và cho rằng, vị Tổng thống thứ 47 sẽ "thúc đẩy lợi ích của Mỹ, nhân lên sức mạnh của Mỹ và giữ cho người Mỹ được an toàn".

Ông Mark Rutte trong một cuộc gặp với ông Donald Trump vào năm 2018. Ảnh: Financial Times.

Ông Rutte cũng không phải lãnh đạo duy nhất tại châu Âu gửi lời chúc mừng đến ông Trump. Thủ tướng Italia Giorgia Meloni, người gần gũi nhất với ông Trump trong số các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn tại châu Âu, đã gửi "lời chúc mừng chân thành" tới Đảng Cộng hòa. Trong một tuyên bố trên mạng xã hội, bà cũng nói thêm rằng Italia và Mỹ có "mối quan hệ chiến lược mà tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ củng cố hơn nữa".

Tương tự, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, một người đồng minh lâu năm của ông Trump cũng ra tuyên bố: "Đây là màn tái xuất lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ! Xin chúc mừng Tổng thống Donald Trump về chiến thắng to lớn của ông. Một chiến thắng rất cần thiết cho thế giới".

Còn đối với bà Alice Weidel, lãnh đạo đảng cực hữu Alternative for Germany, chiến thắng của ông Trump có thể là bài học lớn cho nước Đức. "Đó là một tuyên bố rõ ràng chống lại tình trạng nhập cư ồ ạt, tội phạm và suy thoái kinh tế, chống lại một hệ tư tưởng khí hậu thất bại", bà Weidel nói.

Nhưng bên cạnh những lời chúc, nhiều nhà lãnh đạo trong Liên minh Châu Âu (EU) đã bày tỏ thái độ thận trọng trước khả năng trở lại của ông Trump. Cụ thể, trong một bài đăng trên mạng xã hội, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ: "Tôi sẵn sàng hợp tác với Mỹ như chúng ta đã làm trong bốn năm qua. Với niềm tin của các bạn và của tôi. Với sự tôn trọng và tham vọng. Vì hòa bình và thịnh vượng hơn".

Tuy nhiên, ông Macron cũng cho biết, ông đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Olaf Scholz để hướng tới một châu Âu thống nhất hơn, mạnh mẽ hơn và có chủ quyền hơn “trong bối cảnh mới này", bằng cách tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trong khi cũng "bảo vệ lợi ích và các giá trị của Pháp và Đức".

Đồng quan điểm, ông Michael Link, điều phối viên về vấn đề Đại Tây Dương của chính phủ Đức, cho biết việc ông Trump tái đắc cử đồng nghĩa với việc cả EU và NATO đều phải được củng cố và tránh chia rẽ. "Chúng ta không thể chỉ thụ động chờ đợi ông Trump sẽ làm gì, hay ông Putin sẽ làm gì. Chúng ta phải trở nên mạnh mẽ hơn. Chính phủ phải làm điều đó ngay bây giờ. Chúng ta phải làm rõ những gì chúng ta mong đợi ở Mỹ, rằng họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với NATO", ông Link nói trên.

Đó cũng là thông điệp của bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, khi bà lên tiếng thúc giục ông Trump "cùng nhau hợp tác trong quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương tiếp tục mang lại lợi ích cho công dân của chúng ta". Bà cũng gửi lời “nhắc nhở” đến ông rằng "hàng triệu việc làm và hàng tỷ đô la trong thương mại và đầu tư" đang phụ thuộc vào quan hệ kinh tế EU-Hoa Kỳ.

Theo Financial Times, viễn cảnh về một nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 của ông Trump đã khiến nhiều quan chức châu Âu “lo sợ”, sau khi ông tuyên bố sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine và đe dọa sẽ rút lại viện trợ của Mỹ đối với các đồng minh NATO. Ông cũng đã không ít lần lên tiếng về kế hoạch áp dụng thuế quan toàn diện lên tới 20% đối với hàng nhập khẩu từ châu Âu.

Việc ông Trump trở lại Nhà Trắng cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến chiến sự Nga - Ukraine, khi Kyiv đã và đang phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, mà EU không thể thay thế được. Nhiều nước châu Âu cũng lo ngại ông Trump có thể sẽ buộc Kyiv phải ký một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh có lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tờ Financial Times dự đoán, các cuộc thảo luận về cách “đối phó” với nhiệm kỳ Tổng thống mới của ông Trump sẽ “chi phối” hội nghị thượng đỉnh của 27 nhà lãnh đạo EU, bắt đầu vào ngày 7/11 tại thủ đô Budapest - Hungary.

Tuy nhiên, thông tin về chiến thắng của ông Trump hiện vẫn đang làm làm nhiều nhà ngoại giao tại châu Âu “sửng sốt” và bày tỏ "lo ngại". Theo tờ Financial Times, nhiều nhà ngoại giao cho rằng, bằng cách giành được đa số phiếu phổ thông và đại cử tri, ông Trump có thể sẽ càng “mạnh dạn” hơn trong việc thể hiện quan điểm “nước Mỹ trên hết” của mình.

Cụ thể, một quan chức cấp cao thứ hai của EU cho biết: "Về thương mại, mọi chuyện sẽ tệ. Và Ukraine đang gặp rắc rối lớn".

Trong khi đó, tại một buổi đàm phán của EU trước thềm cuộc họp vào ngày 7/11, một quan chức cấp cao của EU chỉ nói hai từ: "Tôi sợ".

Phú Quý (theo Financial Times)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Liên Hợp Quốc cảnh báo 'nóng' sau khi Ukraine phóng tên lửa vào biên giới Nga