Thứ hai 18/11/2024 11:17

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Với xếp hạng 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, Hà Giang đã khẳng định hướng đi của chuyển đổi số khi lấy người dân làm trung tâm.

Chuyển đổi số: Lấy người dân làm trung tâm

Là tỉnh nghèo biên giới với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 90%, nhưng tính đến quý 3/2024 Hà Giang đang xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của các cơ quan trong tỉnh đã đạt mức 82%, tỷ lệ hồ so có giao dịch thanh toán trực tuyến đạt trên 90%. Hà Giang cũng đã hoàn thành, đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo tích hợp, kết nối, chia sẻ với hệ thống báo cáo quốc gia; hệ thống họp không giấy tờ, phê duyệt và triển khai kiến trúc chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số tỉnh Hà Giang phiên bản 3.0. Chính quyền không giấy tờ giúp người dân lẫn cơ quan công quyền giảm thiểu được thời gian, chi phí và nhân sự vận hành.

Hà Giang đã chính thức công bố Kiến trúc chính quyền số phiên bản 3.0 vào ngày 8/10/2024 (Ảnh: Thu Hường)

Chia sẻ về kết quả này ông Đỗ Thái Hòa - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang cho biết: Ngay từ đầu những năm 2020, các cấp chính quyền Hà Giang đã xác định chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu và là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần chuyển dịch mô hình phát triển kinh tế của địa phương. Ngày 29/10/2021, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18 về chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng công tác đầu tư cơ sở vật chất, chuẩn hóa các thủ tục hành chính, đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh.

Với sự chỉ đạo đi sâu, đi sát vào thực tiễn của chính quyền các cấp, chuyển đổi số của Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, nổi bật trên 3 trụ cột gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số”- ông Đỗ Thái Hòa nhấn mạnh.

Không chỉ đạt xếp hạng cao về chính quyền số (đứng thứ 17/63, tỉnh/ thành trong cả nước), về mặt kinh tế số, đến nay Hà Giang đã có 100% hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản tham gia sàn TMĐT; 100% sản phẩm OCOP đăng tải trên các sàn TMĐT trong cả nước. Tỉnh cũng đã triển khai được mô hình chợ 4.0 về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại hầu hết các khu vực chợ trung tâm huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch điện tử đạt tỷ lệ hơn 80%.

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số và đầu tư cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh Hà Giang trên các nền tảng số đã đem lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt cho tỉnh nhà, nhất là trong lĩnh vực du lịch (riêng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hà Giang đón trên 141.000 lượt du khách, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước) quý I/2024 đón gần 1 triệu lượt khách.

Trước đây, nói đến chuyển đổi số, nhiều người dân vẫn còn cảm thấy xa lạ thì hiện nay, đến với Hà Giang, hoạt động chuyển đổi số đã hiện diện ở từng thôn, bản, trong các hoạt động giao dịch kinh tế của đời sống xã hội, bà con vùng cao”- ông Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang) khi nói về chuyển đổi số.

Là thành viên của tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, ông Sình Dỉ Gai, đã chia sẻ về đồng bào Lô Lô Chải đã tận dụng tốt công nghệ số để thúc đẩy du lịch thông minh.

Với hơn 90% là bà con người dân tộc Lô Lô, từ khi công tác chuyển đổi số được triển khai, anh Sình Dỉ Gai với cương vị là trưởng thôn thường xuyên cùng các đồng chí lãnh đạo trong thôn tích cực tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con nhân dân ở Lô Lô Chải, đặc biệt là các hộ kinh doanh homestay áp dụng công nghệ số để quảng bá và bán phòng.

Chuyển đổi số đã góp phần thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển ở Lô Lô Chải (Ảnh: Thu Hường)

Qua kết quả triển khai các nội dung hoạt động trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn thôn đã đạt được bước đầu khả quan, các hộ kinh doanh trên địa bàn thôn cài đặt và sử dụng dịch vụ VneID trong công tác khai báo khách lưu trú. Đồng thời, hướng dẫn các hộ kinh doanh quảng bá, bán phòng qua các trang mạng xã hội như: Agoda, Booking, Facebook, Zalo… Từ đó thu hút được hơn 53. 000 khách du lịch đến tham quan.

Trưởng thôn Lô Lô Chải cho biết, định hướng thời gian tới của địa phương là tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng để khai thác hiệu quả công tác quảng bá du lịch trên các website du lịch, đẩy mạnh ứng dụng số phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Kết nối các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn trong tỉnh và ngoài tỉnh, liên kết website, chia sẻ thông tin, dữ liệu chung về du lịch để chung tay đẩy mạnh thương hiệu du lịch.

Có thể nhận thấy, chuyển đổi số được người dân dễ dàng tiếp nhận từ chính những lợi ích thiết thực, gần gũi, nhờ đó mà du lịch Hà Giang từng bước lan tỏa trên bản đồ du lịch thế giới, được Tờ New York Times (Mỹ) xếp vào top 25/52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới; Google Year In Search công bố Hà Giang đứng top 4/10 điểm du lịch nổi bật nhất; Hệ thống Booking.com công bố là một trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam năm 2024. Ngày 3/9/2024, Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2024 của tổ chức World Travel Awards (WTA) diễn ra tại Manila, Philippines cũng đã vinh danh tỉnh Hà Giang là Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á năm 2024.

Về mặt xã hội số, đến nay các xã, phường, thị trấn đã có cáp quang đến trung tâm, tỷ lệ thôn được phủ sóng điện thoại di động đạt tới 98,9%. Truyền thông số được đẩy mạnh, lan tỏa sâu rộng tinh thần nhận thức về chuyển đổi số đến đông đảo người dân, doanh nghiệp.

Ông Đỗ Thái Hòa- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang chia sẻ về thực hiện chuyển đổi số ở địa phương (Ảnh: Thu Hường)

Cũng theo ông Đỗ Thái Hòa, Hà Giang xác định, để chuyển đổi số mang tính toàn dân, toàn diện và mang lại những lợi ích thiết thực, kế hoạch chuyển đổi số của Hà Giang luôn lấy người dân làm trung tâm. Quyền lợi của người dân là mục tiêu quan trọng nhất. Các sở ngành, tổ chức và doanh nghiệp thực hành quá trình chuyển đổi cũng hướng tới việc đem lại những tiện nghi, những trải nghiệm số tốt nhất cho người dân.

Tuy nhiên, người dân với vai trò là trung tâm của quá trình chuyển đổi đó cũng phải hiểu rõ được những thay đổi, đồng thời tham gia tích cực vào quá trình – vốn đang làm thay đổi cuộc sống của mình mỗi ngày đó.

Chính vì lẽ đó, thông qua những cuộc thi, phong trào tìm hiểu về chuyển đổi số trong cộng đồng như: “Tìm hiểu Đề án 06, lợi ích cho người dân trên địa bản tỉnh”, cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Xây dựng công dân số tỉnh Hà Giang”, Ngày Hội truyền thông năm 2024 của tỉnh với chủ đề “Lan tỏa tinh thần chuyển đổi số”…đã góp phần giúp người dân hiểu được lợi ích về chuyển đổi số. Từ đó, từng bước vận dụng, thực hiện, mang lại những lợi ích thiết thực cho đời sống, phát triển kinh tế của bà con.

Trong đó, nổi bật nhất là cuộc thi chuyển đổi số với chủ đề “Xây dựng công dân số tỉnh Hà Giang” năm 2024, diễn ra từ ngày 18/6 đến 4/7/2024, đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của 133.281 người với tổng số 303.133 lượt thi, ngoài ra còn thu hút 165 người đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước với 4.524 lượt thi. Nội dung cuộc thi xoay quanh những kiến thức, kỹ năng số cơ bản cho người dân, giúp nhận diện những hành vi lừa đảo trên không gian mạng, những hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; các khuyến nghị ứng xử trên mạng xã hội…

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang khẳng định: “Những cá nhân, tập thể đạt giải thưởng trong các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số sẽ chính là những “nhân tố quan trọng” để lan tỏa tinh thần chuyển đổi số tại Hà Giang, qua đó từng bước thúc đẩy quá trình chuyển đổi của địa phương một cách tích cực”.

Tiếp tục đổi mới trong thực hiện chuyển đổi số

Theo ông Đỗ Thái Hòa, chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, do vậy chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao.

Do vậy về mặt thể chế, thời gian tới Hà Giang cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thực hiện công bố các thủ tục hành chính về phê duyệt các dự án, nhiệm vụ công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Lấy kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số được giao hàng năm làm tiêu chí để xét phân loại thi đua cuối năm đối với các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu…

Về chính quyền số, Hà Giang sẽ tập trung nguồn lực xây dựng Đề án chuyển đổi số triển khai quyết liệt trong 02 năm (2024 - 2025) theo tinh thần Chỉ thị số 34/CT-TTG ngày 16/9/2024, đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu với Đề án 06 của Chính phủ.

Cùng với đó, đẩy mạnh sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu, hỗ trợ xử lý trục trặc dữ liệu, giúp hoạt động cơ quan được nhanh chóng, chính xác hơn. Trọng tâm là triển khai: Nền tảng y tế từ xa; hỗ trợ chuẩn đoán và dự báo tình trạng sức khỏe nhân dân; giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông; quảng bá và quản lý du lịch của tỉnh…

Đặc biệt, triển khai hiệu quả kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh, trong đó chú trọng đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống định danh và xác thực điện tử; tuân thủ mô hình triển khai Trung tâm dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương”- ông Đỗ Thái Hòa nhấn mạnh và cho rằng phải sớm hoàn thiện các quy định về đầu tư công nghệ thông tin theo hướng lựa chọn hình thức thuê hoặc đầu tư các nền tảng, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước dựa trên hiệu quả, gắn lợi ích với trách nhiệm của đơn vị cung cấp.

Về xã hội số, Hà Giang xác định công tác truyền thông trong xúc tiến, liên kết, hợp tác và quảng bá du lịch trên môi trường số, tạo cơ chế cho việc cập nhật, ứng dụng công nghệ mới thu hút các nguồn vốn xã hội hóa để thu hút khách du lịch đến với Hà Giang sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy xã hội số; nâng cao kỹ năng số cho học sinh, sinh viên và người dân, từ đó lan tỏa nhận thức về chuyển đổi số.

Chị Hủng Thị Dạng - dân tộc Pà Thẻn ở thôn Thượng Bình, xã Yên Thành, huyện Quang Bình giới thiệu sản phẩm chè sạch Shan tuyết trên Facebook (Ảnh: Thu Hường)

Cuối cùng, về kinh tế số, Hà Giang tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng, lực lượng đoàn thanh niên, đảng viên trong việc truyền thông, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng nền tảng số, thương mại điện tử, hành chính công, thanh toán không dùng tiền mặt, tạo tài khoản định danh điện tử…, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực đời sống xã hội…

Để thực hiện thành công các mục tiêu và giải pháp nêu trên, Hà Giang sẽ chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, nhất là Tổ công nghệ số cộng đồng, tổ công tác đề án 06 cấp thôn, tổ dân phố để tham gia tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tham gia chuyển đổi số.

Đồng thời, xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nghệ thông tin, thực hiện tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ công chức, viên chức và người dân để tham gia chuyển đổi số. Chú trọng thu hút và có chính sách đào tạo, chuẩn hóa trình độ cho cán bộ công nghệ thông tin trực tiếp vận hành các hệ thống thông tin các cấp…

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn