Thứ bảy 21/12/2024 00:25

Cần xây dựng chính sách logictics cho tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây

Cần xây dựng cơ chế chính sách đột phá nhằm thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực logistics tham gia chuỗi dịch vụ logictics trên hành lang kinh tế Đông – Tây.

Nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hiệu quả, vì sao?

Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) dài 1.450 km, đi qua 4 quốc gia, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine của Myanmar, qua Thái Lan, Lào và kết thúc tại thành phố Đà Nẵng (trên lãnh thổ Việt Nam).

Theo các chuyên gia, nhà quản lý, sau 25 năm hình thành, tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây vẫn chưa phát triển tương xứng

Ông Nguyễn Công Bằng – Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, sau 25 năm hình thành, Hành lang kinh tế Đông – Tây vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng đặt ra. Một trong những cản trở lớn của điều này đó là xuất phát điểm kinh tế địa phương trên hành lang còn thấp, hạ tầng giao thông kết nối còn nhiều bất cập hạn chế hoạt động thương mại xuyên biên giới trên hành lang.

Đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tại Đà Nẵng – ông Dương Tiến Lâm cho biết, thực tế hoạt động logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây còn chưa hiệu quả. Mới chỉ có 2 tuyến vận tải thường xuyên đó là chặng Mukdahan (Thái Lan) – Savannakhet (Lào), Lao Bảo (Việt Nam) – Đông Hà; và chặng Savannakhet (Lào), Lao Bảo (Việt Nam) – Đông Hà – Đà Nẵng. Một trong những nguyên nhân lớn khi các tuyến vận tải trên hành lang qua Việt Nam còn kém hiệu quả đó là thời gian để làm thủ tục, vận chuyển hàng hóa còn quá lâu; quy định tờ khai hải quan ở mỗi quốc gia mỗi khác, chưa áp dụng được tờ khai hải quan chung của ASEAN. “Thực tế một lô hàng đi từ thành phố Đà Nẵng đến Yangoon (Myanmar) mất tới 28 ngày, làm giảm giá trị của hàng hóa”, ông Lâm viện dẫn.

Ông Dương Tiến Lâm, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho rằng dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây chưa hiệu quả

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng – ông Trần Phước Sơn, các địa phương trên hành lang kinh tế Đông – Tây vẫn chưa thực sự được các quốc gia tập trung, quan tâm đầu tư đúng mức để trở thành một hành lang kinh tế xuyên biên giới thực sự; hạ tầng giao thông kết nối cũng như hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, quy mô thị trường sản xuất, tiêu dùng hàng hóa còn nhỏ dẫn đến dịch vụ logistics trên hành lang chưa thật sự phát triển. Do đó, việc quan tâm chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới tại các địa phương trên tuyến là rất cần thiết để hành lang kinh tế Đông Tây thực sự là hành lang kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics.

Cần xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics tuyến hành lang kinh tế Đông Tây

Trước những bất cập này, tại Diễn đàn phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng 4/8, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra những đề xuất, khuyến nghị để thúc đẩy hoạt động dịch vụ logistics trên tuyến phát triển.

Trong đó, đáng lưu ý đó là đề xuất cần có chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

Theo ông Nguyễn Công Bằng – Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, cần xây dựng các cơ chế chính sách đột phát nhằm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực logicstics tham gia vào chuỗi dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tích cực phối hợp với UBND các địa phương trên tuyến trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch về logistics, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thu hút nguồn hàng và thu hút đầu tư trong lĩnh vực logistics

Ông Lê Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng cần phát triển được một số doanh nghiêp logistics chủ lực tại khu vực, đồng thời có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp logistics phát triển nhằm đảo bảo sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương và các Bộ ngành hỗ trợ các địa phương nằm trên EWEC về phía Việt Nam nâng cao năng lực cán bộ các địa phương về quản lý dịch vụ logistics; xây dựng chính sách hỗ trợ các địa phương triển khai một số hoạt động phát triển logistics.

Đại diện Bộ Công Thương tham dự Diễn đàn, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng cho rằng cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp logistics phát triển. Bên cạnh đó, đối với thành phố Đà Nẵng – điểm cuối của tuyến hàng lang, phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và thu hút nguồn hàng từ các nước láng giềng thông qua nhiều hình thức. “Về phía Bộ Công Thương, với vai trò cơ quan đầu mối phát triển logistics quốc gia, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch về logistics, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thu hút nguồn hàng và thu hút đầu tư trong lĩnh vực logistics”, ông Hải nói.

Ông Lê Quảng Đức - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng đồng ý với quan điểm cần phải thành lập được ban chỉ đạo liên ngành, phải hình thành được cơ chế phối hợp liên vùng trong tuyến để phân công nhiệm vụ giữa các địa phương trên tuyến hành lang trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics

Thành phố Đà Nẵng phải là đơn vị chủ lực thúc đẩy dịch vụ logistics trên tuyến hành lang

Để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hàng lang kinh tế Đông – Tây, theo các chuyên gia, nhà quản lý cần có sự phối hợp của các địa phương. Điều này phải được thể hiện thông qua những văn bản, cơ chế phối hợp cụ thể.

Ông Trịnh Thế Cường – Giám đốc cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng cho rằng để những đề xuất, giải pháp đi vào thực tiễn cần phải thành lập ban chỉ đạo liên ngành, có cơ chế chính sách để làm cơ sở thúc đẩy dịch vụ logistics trên tuyến phát triển.

Theo đại diện Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, giữa các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây phải hình thành được cơ chế phối hợp liên Vùng để phân công nhiệm vụ, chức năng các tỉnh, thành phố trên hàng lang trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Trong đó, xác định thành phố Đà Nẵng đảm nhận vai trò đầu tàu, dẫn dắt và đảm nhận các dịch vụ logistics chất lượng cao.

Để đảm nhận được vai trò này, theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, thành phố Đà Nẵng phải tích hợp quy hoạch phát triển hệ thống logistic vào “Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, đồng thời dành quỹ đất để phát triển hạ tầng và trung tâm logistics. Đẩy nhanh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như Cảng Liên Chiểu, ga hàng hóa Kim Liên, … Hình thành các trung tâm đào tạo nhân lực logistics chất lượng cao…

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn