Chủ nhật 22/12/2024 23:02

Cẩn trọng với sự tăng giá ảo của cá tra

Nhu cầu cá tra xuất khẩu tăng mạnh, giá cá nguyên liệu lên đến 30.000 đồng/kg, đây cũng là mức kỷ lục đã từng đạt được vào năm 2018. Giá cá tra đang tăng mạnh khiến người nuôi vui mừng, song ngành chức năng khuyến cáo nếu thả nuôi ồ ạt sẽ lập lại chu kỳ rớt giá.

Những ngày này, tại nhiều khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cá tra kích cỡ 850 gram/con đến 900 gram/con có giá 27.000 đồng/kg đến 28.000 đồng/kg, thậm chí có nơi lên mức 30.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg đến 7.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây khoảng 1 tháng.

Thu hoạch cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long

Thông thường chi phí đầu tư nuôi cho ra 1kg cá tra thương phẩm phải từ 22.000 đồng/kg đến 23.000 đồng/kg. Hai năm qua, do dịch Covid-19 nên giá cá tra xuống còn 19.000 đồng/kg đến 23.000 đồng/kg khiến người nuôi lỗ nặng hoặc chỉ hòa vốn. Như vậy, với giá khoảng 30.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi có lãi tầm 5.000 đồng/kg.

Giá cá tra tăng cao đã được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo hồi trước Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được đưa ra là do sau hai năm bị tác động bởi dịch Covid-19 khiến khu vực nuôi thua lỗ rất nhiều, dẫn đến một số đã nghỉ, trong khi số còn lại cũng không phát triển được, cho nên lượng cá nguyên liệu cung cấp cho thị trường không nhiều.

Lý giải nguyên nhân khiến giá cá tra nguyên liệu tăng từ đầu năm 2022 đến nay, theo ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam là do thị trường tiêu thụ mặt hàng này có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại, trong đó, các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Đông Nam Á... bắt đầu có nhiều đơn đặt hàng nhiều hơn ở phía các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát, xuất khẩu cá tra hoạt động ổn định nên lượng hàng hóa tại các doanh nghiệp chế biến cá tra tiêu thụ mạnh trở lại. “Nhiều thị trường đang có nhu cầu nhập cá tra cao, nhất là Mỹ. Vì vậy, dự báo trong năm nay, giá cá tra nguyên liệu sẽ tăng mạnh”, ông Dương Nghĩa Quốc nhận định.

Tương tự, theo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 thị trường tiêu thụ các sản phẩm cá tra trên thế giới đã có những chuyển biến tích cực với đơn đặt hàng tăng liên tục và giá xuất khẩu cũng tăng theo. Nguyên nhân cốt lõi là nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu của thế giới tăng nên giá tăng theo.

Hiện các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đang xuất khẩu cá tra phi lê sang một số nước EU với giá khoảng 3,5 USD/kg, thị trường Trung Quốc khoảng 3,2 USD/kg đến 3,4 USD/kg, riêng thị trường Mỹ do đòi hỏi chất lượng cao nên giá xuất từ 6 USD/kg trở lên…. Đây là mức giá cá tra xuất khẩu thuộc dạng cao nhất trong khoảng 2 năm qua.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mức giá này đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, người nuôi ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, giá cả thị trường luôn biến động, người nuôi đang chịu nhiều rủi ro, bởi lẽ, chất lượng con giống năm nay không cao, hao hụt 30% đến 50%, giá cả thức ăn cũng tăng vọt ngay sau Tết, từ đó khiến chi phí giá thành của cá tra tăng và giảm một phần tính cạnh tranh.

Trong khi đó, phía cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người nuôi cá tra cần hết sức bình tĩnh vì giá hiện nay có thể là "ảo" do "chiêu bài" của một số doanh nghiệp từ trước đến nay chưa có hợp đồng liên kết - họ thu mua cá ở nhiều nơi nhưng không được, buộc phải đẩy giá cao để mua được cá cho các hợp đồng đã ký. Trong khi đó, các hộ nuôi có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp vẫn được giữ giá ổn định. Do đó, nếu người nuôi ào ạt nhập giống thì có thể "sập bẫy" về giá sau này. Trên thực tế, hiện tượng cá sốt giá đã xảy ra nhiều năm rồi chứ không phải đến bây giờ mới có.

Giá cá tra tăng cao là tín hiệu mừng để nông dân khôi phục, phát triển ngành nghề nuôi cá tra. Mặc dù vậy, người nuôi cũng cần thận trọng, không nên vội vàng mở rộng diện tích khiến dư thừa sản lượng và dẫn tới giá sụt giảm. “Cần phải có sự kiểm soát, bởi nếu không chu kỳ rớt giá mạnh có thể sẽ tái lập vào đầu năm 2023 khi nguồn cung rơi vào cảnh dư thừa do ồ ạt thả nuôi”, ông Dương Nghĩa Quốc khuyến cáo.

Để phát triển bền vững, các chuyên gia khuyến cáo, các hộ nuôi cá cần liên kết chặt với các doanh nghiệp, nhằm đưa ra phương án nuôi, thời điểm thu hoạch… hợp lý, chất lượng đảm bảo. Trong sản xuất cũng cần cân đối sản lượng cá tra vừa đủ hoặc thiếu một ít thì sẽ hạn chế tình trạng sụt giảm về giá.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều