Thứ tư 20/11/2024 03:36

Cẩn trọng khi mua gói dịch vụ “sở hữu kỳ nghỉ”

Nhiều người đã bỏ ra hàng trăm, hàng tỷ đồng để mua các gói “sở hữu kỳ nghỉ” với lời mời chào hấp dẫn, tưởng rằng sở hữu kỳ nghỉ sẽ kèm theo sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, sau đó nhanh chóng “vỡ mộng”. Để hạn chế tối đa những rủi ro mà người tiêu dùng có thể gặp phải, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đưa ra một số vấn đề mà người tiêu dùng cần lưu ý trước khi xác lập giao kết loại hình này.

“Vỡ mộng” gói dịch vụ “sở hữu kỳ nghỉ” đắt tiền

Trong những năm gần đây, thị trường xuất hiện một loại hình kinh doanh mới - đó là cung cấp các gói dịch vụ nghỉ dưỡng định kỳ hàng năm tại các khu nghỉ dưỡng, chủ sở hữu kỳ nghỉ có quyền sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định và có thể chia sẻ sản phẩm hoặc trao đổi dịch vụ đó với các chủ sở hữu khác.

Chị Ngọc Hương (Hoàn Kiếm - Hà Nội) cho biết, cách đây gần 2 năm, qua sự giới thiệu của người quen, chị Hương có mua gói “nghỉ dưỡng” trị giá hơn 200 triệu đồng (trong 2 năm). Theo đó, mỗi năm, gia đình chị Hương có suất nghỉ dưỡng ở khách sạn thuộc loại cao cấp trong hệ thống của doanh nghiệp khoảng 1 tuần. Nếu không sử dụng hết gói, có thể nhượng lại cho người khác.

Tuy nhiên sau đó, khi sử dụng lần đầu, chi phí phát sinh đi kèm với gói nghỉ dưỡng này quá cao khiến gia đình chị Hương không muốn sử dụng dịch vụ. Chị Ngọc Hương giao bán suất ưu đãi, nhưng vì giá bán không cạnh tranh nên gần như không ai mua. Do đó, gói dịch vụ gần như bị bỏ phí.

Tương tự như chị Ngọc Hương, nhiều người khác được tư vấn đã mua gói dịch vụ nghỉ dưỡng trị giá hàng tỷ đồng. Tất nhiên điều kiện ăn ở, du lịch, quyền lợi ở các gói này cao cấp hơn. Tuy vậy, nếu tính chi li, người mua sẽ thấy bị “hớ” vì dịch vụ không tương xứng với số tiền bỏ ra.

Dịch vụ cung cấp gói nghỉ dưỡng định kỳ hàng năm, tên gọi khác là “timeshares” xuất hiện tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới trong những năm gần đây. Theo đó, người mua dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ sẽ phải trả một khoản tiền để có thể sở hữu kỳ nghỉ tại các bất động sản bất kỳ trong hệ thống của doanh nghiệp, mà thường là một tập đoàn chuyên kinh doanh bất động sản hay nghỉ dưỡng.

Người mua có quyền sử dụng bất động sản đó trong một khoảng thời gian thường là 7 ngày/năm liên tục trong nhiều năm với mức giá được quy định tại hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi loại hình kinh doanh mới này du nhập vào Việt Nam một thời gian, thị trường đã xuất hiện những vấn đề gây bức xúc khi người tiêu dùng tham gia các giao dịch liên quan đến dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ.

Trước khi bỏ tiền ký kết hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ để tránh tiền mất, tật mang (ảnh minh họa)

Thông tin về các vụ việc có dấu hiệu xâm hại quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực này, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, theo phản ánh từ người tiêu dùng, sau khi hai bên ký kết hợp đồng nhiều năm, dù đã thanh toán nhiều đợt cho phía doanh nghiệp với trị giá lên tới hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng nhưng họ vẫn chưa được sử dụng dịch vụ kỳ nghỉ như doanh nghiệp cam kết.

“Khi người tiêu dùng có yêu cầu chấm dứt hợp đồng, hoàn trả tiền thì bị doanh nghiệp gây nhiều khó khăn, thậm chí không được hoàn trả”- đại diện Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng nói.

Không chỉ nghe “cam kết miệng”

Theo vị đại diện này, có nhiều nguyên nhân khiến gói dịch vụ nghỉ dưỡng “làm mưa làm gió” một thời nhanh chóng bị người tiêu dùng phản đối. Cụ thể, tại thời điểm ký kết, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này cho người tiêu dùng chưa đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật.

Hay, phần lớn người tiêu dùng đồng ý ký kết hợp đồng với nhân viên của doanh nghiệp ngay khi được tư vấn trực tiếp mà không có thời gian đọc kỹ hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, nhân viên giới thiệu sản phẩm sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng... Đến khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền thì lại không có tài liệu, chứng cứ chứng minh cụ thể mà chỉ là “được nghe tư vấn từ nhân viên”.

Bên cạnh đó, hợp đồng doanh nghiệp sử dụng để ký kết với người tiêu dùng có nhiều nội dung, điều khoản không rõ ràng, gây bất lợi cho người tiêu dùng; miễn trừ trách nhiệm cho công ty; loại bỏ quyền khiếu nại của người tiêu dùng... “Thậm chí, nhiều người tiêu dùng còn cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp này có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự”- đại diện Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho hay.

Để hạn chế tối đa những rủi ro mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi tham gia giao kết những “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” như trên, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần hiểu rõ “sở hữu kỳ nghỉ” không phải là bất động sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên bán trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ chỉ là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cụ thể là dịch vụ lưu trú.

Ngoài ra, người tiêu dùng trước khi mua gói nghỉ dưỡng này cần tìm hiểu kỹ điều khoản hợp đồng, không chỉ nghe “cam kết miệng”, đặc biệt là xem xét kỹ quyền lợi của khách hàng; trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan; điều khoản về giá trị hợp đồng và các loại chi phí; điều khoản về chấm dứt hợp đồng; điều khoản về xử lý vi phạm…

Hiện nay, hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ đều là hợp đồng có thời hạn dài và khách hàng phải thanh toán một số tiền lớn ngay từ đầu. Nhưng bên cạnh khoản phí cố định sẽ còn kèm theo rất nhiều các khoản phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng trong tương lai (phí quản lý, phí vận hành, phí duy tu - bảo dưỡng...). Do đó, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, người tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ, đặc biệt cần tỉnh táo trước các chiến lược khai thác khuynh hướng tâm lý người tiêu dùng của doanh nghiệp trước khi quyết định đặt cọc bất kỳ khoản tiền nào hoặc đặt bút ký vào bất kỳ tài liệu nào với doanh nghiệp.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng

Hà Nội: Triệt phá đường dây ma túy cực lớn, thu nhiều súng đạn

Đồng Tháp: Tạm hoãn xuất cảnh 4 người nợ thuế trên địa bàn huyện Tân Hồng

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh Giám đốc Công ty Ánh Ban Mai Lê Hoàng Ý Nhi

Tước giấy phép 4 tháng hai phòng khám đa khoa Tháng Tám và Y học Sài Gòn vì ‘vẽ bệnh, moi tiền’

Bà Rịa – Vũng Tàu: Xả thải vượt chuẩn, Công ty dầu khí IDICO bị phạt 330 triệu đồng

Đắk Lắk: Bắt giam 2 đối tượng thuê xe ô tô thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh

Chi nhánh Công ty Vương Ưng tại Yên Bái bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn​

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế