Thứ tư 25/12/2024 01:09
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV:

Cân nhắc thận trọng khi tăng độ tuổi nghỉ hưu!

Trình Quốc hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), sáng 29/5, Chính phủ chính thức đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ lên 60 và với lao động nam lên 62 tuổi. Liên quan đến dự án Bộ luật này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương minh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung khẳng định, sẽ cân nhắc thận trọng nhiều yếu tố.

Hai phương án tính tuổi nghỉ hưu

Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày, đưa ra hai phương án đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Cụ thể, ở phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Trong khi đó ở phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung: Sẽ cân nhắc thận trọng nhiều yếu tố khi quyết định nâng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động

Dự thảo luật cũng quy định, quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt. Và quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

Đặc biệt, ở cả hai phương án đều có lộ trình thực hiện chậm. Theo đó, phương án 1 quy định tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 (sau 8 năm kể từ năm 2021) và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 15 năm kể từ năm 2021). Phương án 2 có lộ trình nhanh hơn với tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026 và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 kể từ năm 2021.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chính phủ đề xuất Quốc hội lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cân nhắc thận trọng nhiều yếu tố

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngay sau khi trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc điều chỉnh tuổi hưu phải tính đến nhiều yếu tố, từ tăng trưởng, việc làm, đảm bảo bền vững quỹ bảo hiểm xã hội trong lâu dài,… đến vấn đề già hóa dân số, giảm dần khoảng cách về giới...

Bộ trưởng cũng cho biết, "mục tiêu của điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có lộ trình dài nhưng phải hành động mau lẹ, đặc biệt tiến tới thích ứng được với già hóa dân số vào 2035" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định và thông tin thêm, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng nhưng thực chất thời điểm dân số vàng bắt đầu chuyển sang già và dân số già vào 2014.

“Độ tuổi lao động hiện nay của người lao động Việt Nam đã được quy định từ 1961, tức là đã hơn 60 năm, khi đó bình quân tuổi thọ Việt Nam mới trên 45 tuổi. Đến nay tuổi thọ bình quân là 76,6 tuổi, đặc biệt sống sau tuổi nghỉ hưu của nữ là 79,5 tuổi” – Bộ trưởng thông tin và cho biết thêm, thời gian đóng bảo hiểm của nam và nữ đều thấp trong khi thời gian hưởng lại rất cao. Hơn thế, mức hưởng bảo hiểm xã hội thông thường ở các nước là 30% đến cao nhất là 45%, nhưng Việt Nam hưởng cao nhất là 75%, bình quân là 70% và như vậy, nếu một người bình quân đóng bảo hiểm xã hội 28 năm thì chỉ đủ để chính mình hưởng trong 10 năm, còn 9,5 năm còn lại là phải lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Do vậy, riêng việc đảm bảo cân bằng ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội thì điều chỉnh tuổi hưu là cần thiết.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng lưu ý, cần hiểu và phân biệt rõ tuổi nghề và tuổi hưu, theo đó, tuổi nghỉ hưu là đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội trong khi tuổi nghề thì có nghề làm trong thời gian ngắn có nghề làm trong thời gian dài.

"Tôi rất muốn chúng ta hiểu môt cách đầy đủ về tăng tuổi nghỉ hưu và đến lúc này chúng ta không thể không tăng tuổi nghỉ hưu. Nếu đến 2035 không điều chỉnh thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản hay một số nước hiện nay" - Bộ trưởng nói.
Hoàng Châu - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: tăng tuổi nghỉ hưu

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông