Chủ nhật 24/11/2024 12:43

Cần cơ chế hỗ trợ đột phá để thu hút đầu tư xanh vào nông nghiệp

Để thu hút nguồn đầu tư xanh vào nông nghiệp, Việt Nam cần tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên của các vùng, miền và các thủ tục đơn giản cho doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn “Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng 30/7, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: Việt Nam đang có những bước phát triển tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, phát huy vai trò của quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, từng bước mở rộng, nâng cao quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng sản lượng và chất lượng, đáp ứng cả nhu cầu lương thực quốc gia lẫn xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng GDP ở mức khá cao.

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, ông Phòng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38%, cao nhất trong nửa đầu năm của 5 năm gần đây. Trong đó, nông nghiệp tăng 3,15%; lâm nghiệp tăng 5,34%; thủy sản tăng 3,76%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, ngành nông nghiệp tự tin nâng mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm lên 57-58 tỷ USD, cao hơn 2-3 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao từ đầu năm…

“Trong những năm vừa qua, nước ta đã và đang thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh. Nông nghiệp xanh sử dụng các phương pháp canh tác thông minh, sử dụng phân bón hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững”, ông Hoàng Quang Phòng đánh giá.

Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Cụ thể, tại nhiều địa phương, nhiều mô hình đã và đang trong quá trình chuyển đổi phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái theo xu hướng thị trường thế giới cũng như giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. “Chúng ta bước đầu cũng đã được ghi nhận những kết quả có được từ mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch nên sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sạch, truy xuất được nguồn gốc… với tỷ trọng ngày càng lớn”, ông Hoàng Quang Phòng nói.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số điểm nghẽn trong nỗ lực hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp xanh, thông minh, phù hợp nhất với đặc thù ngành nông nghiệp Việt Nam. Và muốn tháo gỡ điểm nghẽn, vướng mắc này cần nỗ lực từ nhiều phía gồm: Doanh nghiệp - nhà đầu tư - nông dân - nhà quản lý…

Tại diễn đàn, các nhà quản lý, các chuyên gia, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân đã thảo luận cởi mở, thẳng thắn và gợi mở cũng như kiến nghị các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh, trong đó đề xuất một số giải pháp cụ thể như: Để có nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh, ngành nông nghiệp cần chú trọng huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ doanh nghiệp cho thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh. Tăng cường hợp tác quốc tế để kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam thành hình mẫu về phát triển nông nghiệp xanh, carbon thấp, an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi nông sản toàn cầu. Cần đổi mới tư duy, nhận thức, chủ động thúc đẩy kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh…

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp và các địa phương cần tạo đột phá mới bằng hệ thống giải pháp đồng bộ, phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng đa giá trị, đa ngành, lồng ghép các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường… Tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên của các vùng, miền cho phát triển nông nghiệp, bảo đảm sự tương tác với môi trường sinh thái. Cần có chính sách tín dụng vốn đầu tư phù hợp với các hộ gia đình để họ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Các thủ tục phải đơn giản, thuận tiện, cơ chế cho vay và thu nợ theo thời vụ của cây trồng, vật nuôi giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Các doanh nghiệp và chuyên gia đồng thời kiến nghị cơ chế nhằm thúc đẩy liên kết, kết hợp với các bên hữu quan và liên quan không chỉ trong tạo chuỗi mà còn để mở rộng, tăng hiệu suất cho dòng vốn đầu tư nhờ khai thác nông nghiệp xanh ở các sản phẩm chéo như: Khai thác dịch vụ từ mô hình sinh thái, nhân rộng sản phẩm OCOP trong phục vụ du lịch, làm thương hiệu nông sản xanh trong mọi khâu canh tác, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu…

Ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch Hội nông dân TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ tài chính xanh cho doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh hiện đang triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh. Ví dụ, các chương trình hỗ trợ về chi phí mua sắm trang thiết bị công nghệ cao, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển (R&D) với khoản vay không lãi suất hoặc có mức lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất thị trường; thời hạn vay kéo dài từ 3 năm đến 10 và tuỳ thuộc vào mô hình, loại hình dự án để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp; giới thiệu nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận các hình thức hỗ trợ tài chính khác thông qua hoạt động đầu tư.

Về chính sách thúc đẩy hợp tác và liên kế, thành phố khuyến khích, tăng cường liên kết giữa các HTX, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu để chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển nông nghiệp xanh, bền vững và ứng dụng công nghệ cao. Liên kết giữa các HTX để chia sẻ với nhau máy móc, thiết bị và công nghệ mới, hỗ trợ kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và nguồn nhân sự để tối ưu hoá chi phí và hiệu quả sử dụng; giúp tăng cường sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp để giảm chi phí đầu vào và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường tiêu thụ.

Ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận: Kêu gọi nhà đầu tư quan tâm nông nghiệp xanh

Mong muốn của Ninh Thuận sẽ kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm, triển khai các dự án nông nghiệp phát triển theo hướng chất lượng, chuyển dịch mạnh hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm. Đặc biệt, Ninh Thuận có một số dự án ưu tiên, sản xuất theo hướng an toàn hữu cơ, xây dựng chứng chỉ carbon rừng, hỗ trợ hợp tác sản xuất để hình thành các vùng nguyên liệu xanh. Hỗ trợ nghiên cứu dự báo thị trường trong nước gắn với thị trường nước ngoài để phát triển một số cây con đặc thù, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư quan tâm.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tăng trưởng xanh

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại