Thứ hai 23/12/2024 07:26

Cam quýt Bắc Kạn “lên sàn”

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản đi đôi với ứng dụng công nghệ thông tin, các nền tảng số vào các hoạt động xúc tiến thương mại, sắp tới đây, Bắc Kạn sẽ tổ chức gian hàng và kết nối tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn trên các sàn thương mại điện tử.

Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn năm 2021 với nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính thực tiễn cao. Tiêu biểu như, địa phương này sẽ tổ chức gian hàng, khu trưng bày giới thiệu, quảng bá hai loại trái cây trên tại các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm và các sự kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh.

Đáng chú ý, nắm bắt xu hướng phát triển của thương mại điện tử cũng như nhu cầu mua hàng online đang tăng trưởng nhanh chóng, Bắc Kạn sẽ đưa cam quýt “lên sàn".

“Chúng tôi sẽ tổ chức gian hàng và kết nối tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn trên các sàn thương mại điện tử” - ông Hoàng Hà Bắc - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn - chia sẻ. Cụ thể, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, cách thức vận hành, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thiết kế các gian hàng; xây dựng và vận hành gian hàng cam, quýt Bắc Kạn trên các sàn thương mại điện tử (Voso, PostMart); tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá, phân phối và tiêu thụ qua các kênh của Tổng công ty Bưu điện và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng rà soát sản lượng cam, quýt đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tiêu thụ như: có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có chứng nhận ATTP hoặc VietGap...). Sau đó sẽ tổng hợp danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng, từ đó tổ chức kết nối, hỗ trợ đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ vào các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ (siêu thị, cửa hàng tiện ích…), bếp ăn tập thể (khu công nghiệp, nhà hàng, trường học…) và các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh.

Để nâng cao giá trị nông sản, địa phương này còn tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện bao bì, mẫu mã sản phẩm thông qua việc thiết kế và in ấn bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, tem chỉ dẫn địa lý….phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại và theo yêu cầu của nhà phân phối.

Tin cùng chuyên mục

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa