Thứ tư 18/12/2024 22:56

Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần sự vào cuộc mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Quyết định số 44/QĐ-BKHĐT về Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Mục tiêu Kế hoạch nhằm quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Tiến tới cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19. Cùng với đó, tạo cơ hội tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân...

Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng giao các đơn vị trực thuộc Bộ tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP. Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng các chỉ số khách quan, chính xác. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh bao gồm: Khởi sự kinh doanh; bảo vệ nhà đầu tư theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp. Chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh khác để thực hiện các giải pháp thích hợp.

Kế hoạch cũng đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: Nghiên cứu, rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, kiến nghị các phương án; tập trung gỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính. Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững. Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo. Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội và khuôn khổ pháp lý thử nghiệm nhằm thúc đẩy, phát triển các mô hình kinh doanh, sản phẩm, quy trình đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trước đó, ngày 10/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Nghị quyết nêu rõ, qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng uy tìn toàn cầu được nâng lên, cụ thể, năng lực cạnh tranh 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2019 đã xếp Việt Nam thứ 67/141, tăng 10 bậc so với năm 2018; Đổi mới sáng tạo (của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) giữ thứ hạng tốt 44/132 quốc gia vào năm 2021; Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc – UN) xếp thứ 86 vào năm 2020, tăng 2 bậc so với năm 2018; Phát triển bền vững (của UN) xếp thứ 51/165 năm 2021, tăng 37 bậc so với năm 2016 …

Tuy vậy, cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam từ năm 2020 do tác động của dịch Covid-19 có xu hướng chững lại. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp, hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc.

Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020, nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc như: Đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ vị trí 42 xuống vị trí 44); Phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ vị trí 49 xuống 51); Quyền tài sản giảm điểm và giảm bậc từ thứ 78 xuống 84; Cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc, từ thứ 96 xuống 104.

Nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Chính phủ đặt mục tiêu, đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; Năng lực đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của UN) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu…

Mục tiêu thì như vậy, nhưng việc cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng được đánh giá ngày càng khó khăn và đòi hỏi nỗ lực cao hơn bởi các nền kinh tế khác cũng rất chú trọng cải thiện nhằm nâng cao vị trí toàn cầu. Mặt khác, có nhiều chỉ số phải nỗ lực thực hiện trong một số năm mới có thể cải thiện được, nhất là chỉ số liên quan đến hạ tầng, nhân lực và các yếu tố môi trường, xã hội. Đòi hỏi cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương, từng người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022 theo các Nghị quyết của quốc hội, đồng thời hỗ trợ doanh nghiêp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19.
Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: môi trường kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm