Thứ ba 26/11/2024 16:47

Các thuốc điều trị bệnh sốt rét

Các thuốc sử dụng trong điều trị Bệnh sốt rét đều là những thuốc kê đơn, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, nên người bệnh tránh tự ý sử dụng và cần tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc.  

Bệnh sốt rét thường xảy ra ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, gây ra những tác hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe đối với những người dân bản địa hay du khách và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: năm 2016 có khoảng 216 triệu ca sốt rét ở 91 quốc gia, với số lượng tử vong lên đến 445.000 người.

Tìm hiểu về bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét (Malaria) do các ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Muỗi cái Anopheles bị nhiễm các ký sinh trùng này chính là tác nhân trung gian lây truyền bệnh sang người.

Nguyên nhân:

Bệnh sốt rét được lây truyền từ muỗi sang người qua đường máu, khi người bị muỗi cái Anopheles nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt.

Ngoài ra, muỗi cái Anopheles không nhiễm bệnh khi hút máu người mang mầm bệnh sốt rét sẽ lây truyền sang người khác khi đốt. Một người mẹ bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh cho em bé khi sinh, được gọi là bệnh sốt rét bẩm sinh.

Muỗi cái Anopheles, trung gian lây truyền bệnh

Có bốn loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium lây bệnh sốt rét sang người:

- Plasmodium vivax.

- Plasmodium ovale.

- Plasmodium malariae.

- Plasmodium falciparum.

Trong số này, Plasmodium falciparum gây ra dạng BSR (sốt rét ác tính) nghiêm trọng nhất và có nguy cơ tử vong cao.

Các ký sinh trùng Plasmodium sinh sống ở trong máu hay gan và dần dần phá vỡ hồng cầu, khiến cơ thể người mắc bệnh sốt rét suy nhược, thiếu máu… và có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng:

Bệnh sốt rét thường tái phát với các triệu chứng: Sốt cao, ớn lạnh, run, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau nhức cơ, nôn ói, tiêu chảy…

Trong trường hợp nghiêm trọng do Plasmodium falciparum gây ra: Suy thận, suy gan, hôn mê, tử vong.

Các triệu chứng sốt rét thường bắt đầu trong vòng vài tuần sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng sốt rét có thể tồn tại ở dạng ngủ yên, không hoạt động trong cơ thể một năm.

Ký sinh trùng sốt rét plasmodium

Các thuốc điều trị bệnh sốt rét

Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét tùy thuộc vào loại ký sinh trùng lây bệnh, vùng bị nhiễm bệnh và tình trạng kháng thuốc.

Nhóm alkaloid của cây canh ki na (Cinchona Sp. Rubiaceae): quinin, quinidin… có tác dụng diệt thể phân liệt và giao bào trong hồng cầu, thường được sử dụng qua đường tĩnh mạch, trong điều trị bệnh sốt rét do p.falciparum gây ra ở các vùng đa kháng thuốc.

Nhóm dẫn chất 4 aminoquinolin: cloroquin, hydroxycloroquin… được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét, có tác dụng diệt thể phân liệt trong hồng cầu của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Nhóm dẫn chất 8 aminoquinolin: primaquin, tafenoquin… được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét, có tác dụng diệt thể phân liệt trong gan của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng sau các loại thuốc khác (như cloroquin) có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét sống trong hồng cầu.

Nhóm quinolin methanol: mefloquin, halofantrin, lumefantrin… được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét, có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Nhóm thuốc antifolates: pyrimethamin, proguanil, sulfadoxin… có tác dụng ức chế tổng hợp axít folic, là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp axít nuleic (AND hay ARN) cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét. Nhóm thuốc này có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các loại ký sinh trùng sốt rét, nên được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị BSR.

Nhóm thuốc kháng sinh: các thuốc kháng sinh tetracyclin, doxyclin, clindamycin có tác dụng diệt thể phân liệt của các loại ký sinh trùng sốt rét, thường được kết hợp với các loại thuốc khác trong điều trị bệnh sốt rét.

Nhóm thuốc artemisinin: artesunat, artemether, arteether… là những hoạt chất được chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L. Asteraceae). Nhóm thuốc này được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét, do có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét đều là những thuốc kê đơn, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, nên người bệnh tránh tự ý sử dụng và cần tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Bên cạnh việc dùng thuốc mọi người cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa sốt rét: Thường xuyên ngủ trong màn có tẩm hóa chất diệt muỗi; Áp dụng các biện pháp xua đuổi muỗi như: phun thuốc xịt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi…; Vệ sinh môi trưởng để loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi; Nên uống thuốc phòng ngừa sốt rét khi đến vùng nhiễm bệnh.

DS. Mai Xuân Dũng

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh