Thứ năm 19/12/2024 00:41

Cà Mau: Đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá

Ngày 9/8, UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định phê duyệt Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu chung của Đề án là đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý nghề cá.

Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đặc biệt là hoạt động kiểm tra tàu cá, giám sát sản lượng bốc dỡ qua cảng, góp phần cho nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh và bền vững.

Mục tiêu cụ thể, đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thành 13 cảng cá. Trong đó, 1 cảng cá loại I, 6 cảng cá loại II và 6 cảng cá loại III; với tổng sản lượng thủy sản qua cảng đạt từ 193.000 tấn/năm. Đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thành 13 khu neo đậu tránh trú bão, gồm: 2 khu cấp vùng và 11 khu cấp tỉnh, đảm bảo sức chứa lên đến 7.700 tàu cá vào neo đậu tránh trú bão an toàn.

Các cửa biển, vùng nước neo đậu tàu thuyền trước cảng được nạo vét, khơi thông luồng vào cảng và khu neo đậu, có biện pháp ngăn chặn, hạn chế sự bồi lắng tự nhiên, đảm bảo an toàn cho tàu cá ra vào, cập cảng bốc dỡ hàng hóa và neo đậu tránh trú khi có giông bão xảy ra.

Các cơ sở hạ tầng nghề cá khác như: Cơ sở đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá; cơ sở thu mua sản phẩm đầu ra khai thác thủy sản (nhà máy, khu sơ chế, chế biến,...); các cơ sở cung cấp đầu vào cho khai thác thủy sản (xăng dầu, nước đá, ngư cụ…) được kiểm tra, đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định, phù hợp với quy hoạch các ngành, phát huy hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu hậu cần nghề cá.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 5.239,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 1.541,32 tỷ đồng; ngân sách địa phương 657,7 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn huy động, vốn xã hội hóa, vốn hợp pháp khác 3.040,28 tỷ đồng.

Thanh Xuân
Bài viết cùng chủ đề: nguồn lợi thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Lai Châu: Lễ ra quân đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới