Cà Mau: Vì sao 2 lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực III bị bắt? Cà Mau: Vì sao Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố bị bắt? Cà Mau: Chỉ đạo 'khẩn' khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra |
Mục tiêu chung của Đề án là đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý nghề cá.
Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |
Đặc biệt là hoạt động kiểm tra tàu cá, giám sát sản lượng bốc dỡ qua cảng, góp phần cho nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh và bền vững.
Mục tiêu cụ thể, đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thành 13 cảng cá. Trong đó, 1 cảng cá loại I, 6 cảng cá loại II và 6 cảng cá loại III; với tổng sản lượng thủy sản qua cảng đạt từ 193.000 tấn/năm. Đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thành 13 khu neo đậu tránh trú bão, gồm: 2 khu cấp vùng và 11 khu cấp tỉnh, đảm bảo sức chứa lên đến 7.700 tàu cá vào neo đậu tránh trú bão an toàn.
Các cửa biển, vùng nước neo đậu tàu thuyền trước cảng được nạo vét, khơi thông luồng vào cảng và khu neo đậu, có biện pháp ngăn chặn, hạn chế sự bồi lắng tự nhiên, đảm bảo an toàn cho tàu cá ra vào, cập cảng bốc dỡ hàng hóa và neo đậu tránh trú khi có giông bão xảy ra.
Các cơ sở hạ tầng nghề cá khác như: Cơ sở đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá; cơ sở thu mua sản phẩm đầu ra khai thác thủy sản (nhà máy, khu sơ chế, chế biến,...); các cơ sở cung cấp đầu vào cho khai thác thủy sản (xăng dầu, nước đá, ngư cụ…) được kiểm tra, đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định, phù hợp với quy hoạch các ngành, phát huy hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu hậu cần nghề cá.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 5.239,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 1.541,32 tỷ đồng; ngân sách địa phương 657,7 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn huy động, vốn xã hội hóa, vốn hợp pháp khác 3.040,28 tỷ đồng.